Pages

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2018

Bệnh xơ gan cổ trướng sống được bao lâu?


Bệnh xơ gan cổ trướng sống được bao lâu là câu hỏi của nhiều người bệnh bị xơ gan giai đoạn cuối. Người bị xơ gan cổ trướng sống được bao lâu sẽ phụ thuộc thời điểm phát hiện bệnh, mức độ bệnh và thể trạng sức khỏe của người bệnh.

Xơ gan cổ trướng sống được bao lâu?
Xơ gan cổ trướng sống được bao lâu? Đây là câu hỏi rất khó giải đáp

Xơ gan cổ trướng là gì?

Xơ gan cổ trướng hay còn gọi là tràn dịch màng bụng. Đây là biến chứng nguy hiểm của bệnh xơ gan giai đoạn cuối. Ở giai đoạn này, chức năng gan bị suy giảm và không thể hồi phục. Gan không còn khả năng lọc và loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể khiến những chất này tích tụ trong cơ thể gây hại cho sức khỏe.
Biểu hiện rõ nhất của bệnh xơ gan cổ trướng đó chính là tình trạng bụng bị phình to. Nguyên nhân là dịch bị tích tụ nhiều trong khoang màng bụng. Khoang màng bụng chính là vị trí giữa lá thành và lá tạng. Với người bình thường, khoang màng bụng một khoảng ảo không có nước  hoặc có 1 chút dịch không đáng kể. Tuy nhiên, khi bị xơ gan giai đoạn cuối, khoang màng bụng sẽ xuất hiện nhiều dịch gây ra tình trạng cổ trướng. 

Bệnh xơ gan cổ trướng được chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu, giai đoạn toàn phát và giai đoạn cuối.
Giai đoạn đầu: ở giai đoạn này, bệnh thường không có biểu hiện, triệu chứng rõ rệt. Người bệnh khó phát hiện những dấu hiệu của bệnh, thường chủ quan.  
Giai đoạn toàn phát: Đây là giai đoạn chức năng gan bắt đầu bị suy giảm. Người bệnh sẽ cảm thấy sụt cân nhanh chóng, vàng da, vàng mắt. 
Giai đoạn cuối: Sức khỏe người bệnh suy giảm nhanh chóng. Chức năng gan bị tổn thương nặng nề. Người bệnh cảm thấy bụng bị sưng lên, da bị vàng, khó thở, tiểu ít. 

Bệnh xơ gan cổ trướng có chữa được không?

Xơ gan cổ trướng là bệnh nan y khó chữa. Hiện nay, bệnh vẫn chưa được chữa khỏi hoàn toàn.  Bệnh này tuy nghiêm trọng và nguy hiểm nhưng không phải là không có cách chữa. Bệnh này phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng, chức năng gan có thể hồi phục lên đến 90%, kéo dài sự sống cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu để bệnh chuyển sang giai đoạn cuối, việc điều trị chỉ có tác dụng ngăn cản sự tiến triển của bệnh, hạn chế biến chứng và giúp làm giảm đau đớn cho bệnh nhân. Bệnh không thể chữa khỏi.

Siêu âm chuẩn đoán xơ gan cổ trướng
Siêu âm chuẩn đoán xơ gan cổ trướng
Ở giai đoạn này, chức năng gan đã bị suy yếu, gan không còn khả năng lọc máu và loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể khiến chúng ngày càng tăng và gây hại cho sức khỏe.
Hiện nay có nhiều loại thuốc, phương pháp giúp hỗ trợ điều trị và phục hồi chức năng gan đó là: điều trị bằng cách chọc hút dịch cổ trướng, điều trị bằng công nghệ tế bào gốc và phẫu thuật ghép gan.
Bạn đọc xem thêm:

Bệnh xơ gan cổ trướng sống được bao lâu?

Khi bị xơ gan cổ trướng, điều đó chứng tỏ bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối của bệnh xơ gan. Do đó, bệnh chuyển sang giai đoạn nguy hiểm với sức khỏe. Theo thống kê, khoảng 30% người bị xơ gan cổ trướng biến chứng xuất huyết tiêu hóa do vỡ tĩnh mạch thực quản. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.  Khoảng 55% bệnh nhân bị tử vong do chảy máu lần đầu tiên. Nếu may mắn sống sót, khoảng 60% người bệnh bị tái phát trong vòng 1-2 năm.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, người bị bệnh xơ gan cổ trướng sống được bao lâu phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Bệnh này nếu được phát hiện và điều trị sớm ở giai đoạn đầu thì thời gian sống khoảng từ 15-20 năm. Tuy nhiên, nếu bệnh bị phát hiện quá muộn khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối, tỷ lệ sống chỉ khoảng 1-3 năm.
Tuy nghiên, bị bệnh xơ gan cổ trướng sống được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tốt khác như: sức khỏe người bệnh, tinh thần bệnh nhân, mức độ bệnh, giai đoạn biến chứng, phương pháp điều trị và hiệu quả điều trị mang lại. Việc điều trị tích cực sẽ giúp làm giảm biến chứng của bệnh, làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.  

Chăm sóc người bị xơ gan cổ trướng

Chăm sóc người bị xơ gan cổ trướng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt của người bệnh. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh. Người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học. Tuyệt đối không được uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích, nên ăn nhạt, hạn chế ăn những thực phẩm giàu chất béo, cholesterol, thực phẩm đóng hộp. Đồng thời, người bị xơ gan giai đoạn cuối cần tích cực ăn nhiều rau xanh, hoa quả, bổ sung thực phẩm giàu đạm, thay mỡ động vật bằng dầu thực vật để cải thiện và phục hồi chức năng gan.
Ngoài việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, người bệnh cũng cần xây dựng thói quen sinh hoạt và chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Tránh làm việc quá sức, ngủ đúng giờ, đủ giấc. 
Người bệnh cũng cần thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe và nghe theo chỉ định của bác sĩ.


Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2018

Bệnh xơ gan nên ăn gì để quá trình điều trị bệnh đạt kết quả cao nhất?

Xơ gan là một căn bệnh rất nguy hiểm nhất là xơ gan giai đoạn cuối sẽ không có cách nào để điều trị. Tuy nhiên chế độ ăn lại góp phần không nhỏ trong quá trình điều trị bệnh. Vậy bệnh xơ gan nên ăn gì?

Khi bị bệnh xơ gan nên ăn gì?

Thực phẩm giàu đạm 

Khi bị xơ gan, người bệnh cần bổ sung các thực phẩm giàu chất đạm để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, đảm bảo chức năng của gan được suy trì. Trung bình người trưởng thành cần khoảng 1 gram protein mỗi ngày/ kilo cân nặng cơ thể.

Các thực phẩm giàu đầm cho người xơ gan
Các thực phẩm giàu đầm cho người xơ gan
Một số thực phẩm giàu chất đạm như: Sữa,  thịt, cá, trứng, ngũ cốc...

Thực phẩm chứa đủ chất xơ

Chất xơ rất cần thiết cho sức khoẻ của gan. Bệnh nhân bị xơ gan phải ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ. Chất này giúp giải độc các chất độc gan, loại bỏ chúng khỏi cơ thể và cũng giúp cân bằng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Chất xơ được tìm thấy trong rau xanh, đậu, ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì. Điều này giúp cải thiện hệ tiêu hoá và cũng giúp làm sạch cơ thể. Thực phẩm giàu chất xơ là một trong những thực phẩm hàng đầu cần có trong chế độ ăn uống của bệnh nhân xơ gan.
Thực phẩm giàu vitamin

Vitamin không chỉ đảm bảo dưỡng chất cho cơ thể mà còn góp phần cải thiện tình trạng bệnh xơ gan, hạn chế sự phát triển của bệnh. Do đó bệnh nhân bị xơ gan cần đảm bảo tiêu thụ nhiều vitamin và khoáng chất. Bổ sung nhiều rau củ quả tươi có chứa các vitamin như: A, B1, C, D,  E, B9 và B12… có nhiều trong táo, nho, dưa hấu, dứa, cam, quýt, bưởi...

Thực phẩm giàu chất Beta-carotene

Beta - Carotene là chất chống oxy hóa cực hiệu quả. Chất này có tác dụng bảo về gan và chống lại các triệu chứng, biến chứng của bệnh xơ gan, loại bỏ các gốc tự do ra khỏi cơ thể. Vì thế người bệnh xơ gan nên tăng cường bổ sung Beta - Carotene trong khẩu phần ăn hàng này. Chất này có nhiều trong củ cải và cà rốt.

Thực phẩm giàu axit béo Omega-3

Axit béo omega-3 có nhiều trong cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ… Chất này rất hữu ích trong điều trị bệnh xơ gan, không những thế chúng còn hỗ trợ cho hệ tiêu hóa, khắc phục tình trạng chán ăn ở người bệnh. Đây là một trong những nhóm thực phẩm phải có trong chế độ ăn uống của người bệnh xơ gan.

Các thực phẩm giàu omega 3 tốt cho người xơ gan

Một số món ăn tốt cho bệnh nhân xơ gan 

Bệnh xơ gan nên ăn gì? là câu hỏi mà mọi bệnh nhân đều quan tâm. Ngoài việc cần lưu ý đến những dưỡng chất, thực phẩm cần bổ sung hàng ngày trong chế độ ăn của người bệnh xơ gan mà chúng tôi tổng hợp phía trên, các bạn có thể tham khảo một số món ăn cực kỳ có lợi đối với người bệnh dưới đây:

1. Cá trạch nấu đậu phụ 

Chuẩn bị: 400g Cá trạch, 200g đậu phụ cùng gia vị: Nước mắm, muối, bột canh.
Cách chế biến như sau: Cá trạch đem làm sạch, bỏ mang và ruột, sau đó cho vào nồi cùng đậu phụ đã cắt miếng vuông, cho lượng nước vừa đủ ngập rồi nấu chín, nêm nếm gia vị vừa miệng.

Món ăn này có tác dụng bổ trung ích khí, rất tốt cho việc thanh trừ, thấp nhiệt, giúp giảm dần các triệu chứng của bệnh xơ gan như: vàng da, trướng bụng....

2. Cá chép nấu vỏ hồ lô 

Chuẩn bị nguyên liệu: Một con cá chép, 1 vỏ hồ lô (quả bầu eo), cùng 50g đậu đỏ hạt nhỏ/
Cá chép sau khi làm sạch sẽ, bỏ mang, vảy và  ruột, cho vào nồi hầm cùng với vỏ hồ lô và đậu đỏ đã rửa sạch, nêm nếm gia vị.
Người bệnh nên ăn ngày một lần để giảm các biến chứng của bệnh xơ gan.

3. Trứng gà nấu kỷ tử 

Chuẩn bị 30g kỷ từ, 10g mạch đông,  4 quả trứng gà, 100g thịt chân giò heo, bột mỳ, gia vị…

Cách chế biến như sau: Mạch đông rửa sạch cho vào nước đun sôi sau đó vớt ra, trứng gà đánh đều hấp cách thủy, rồi cắt thành miếng. Thịt chân giò rửa sạch thái miếng nhỏ cho vào trộn đều với tinh bột, đường.

Bắc chảo dầu lên bếp cho thịt vào xào chín sau đó cho mạch đông, kỷ từ và trứng đã chuẩn bị vào đảo đều, thêm nếm gia vị cho vừa miệng.

Bạn đọc có thể quan tâm:


Những thực phẩm người bệnh xơ gan nên tránh

Ngoài việc cần phải lưu ý xem bệnh xơ gan nên ăn gì, người bệnh cũng cần biết những thực phẩm mà mình phải tránh dưới đây:

- Không sử dụng bia, rượu, chất kích thích
- Không ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng
- Hạn chế lượng muối trong khẩu phần ăn
- Không ăn đồ ăn chưa nấu chín, gỏi, tiết canh…
- Không làm việc nặng nhọc

Hi vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích cho bạn đọc. Chúc bạn đọc sẽ sớm điều trị thành công căn bệnh này!

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2018

Cảnh giác với 7 biến chứng xơ gan cực kì nguy hiểm


Như chúng ta đã biết, xơ gan là một căn bệnh phổ biến và có thể tiến triển thành các biến chứng rất nguy hiểm. Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc những biến chứng xơ gan này là gì không? Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhé.

I/ Bệnh xơ gan là gì?

Khi các tế bào mô gan bị tổn thương kéo dài, bị thay thế bằng các mô sẹo, làm suy giảm các chức năng của gan, sẽ hình thành nên bệnh xơ gan.

Bệnh xơ gan tiến triển theo 3 giai đoạn là giai đoạn gan còn bù, giai đoạn toàn phát và giai đoạn gan mất bù. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì ở giai đoạn gan mất bù, bệnh có thể tiến triển nên các biến chứng xơ gan vô cùng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.

Bạn học xem thêm:


II/ Các biến chứng xơ gan nguy hiểm

1/ Xơ gan cổ trướng

Khi bị xơ gan, chức năng tổng hợp protein của gan bị suy giảm. Cơ thể bị thiếu protein albumin máu, khiến lượng hồng cầu giảm, làm giảm áp lực của huyết tương, không giữ được nước trong các tế bào. Nước và một số thành phần khác trong huyết tương sẽ thoát ra các khoang trống trong ổ bụng, màng phổi và mô cơ, khiến bụng bị căng trướng rất to, gây nên bệnh xơ gan cổ trướng. Xơ gan cổ trướng là 1 biến chứng xơ gan cực kì nguy hiểm, có thể khiến bệnh nhân tử vong do kiệt sức hoặc tiến triển lên nhiều biến chứng khác.

Bụng bị trướng do xơ gan biến chứng

2/ Xuất huyết tiêu hóa

Khi các dịch lỏng bị tích tụ qúa nhiều trong ổ bụng của bệnh nhân xơ gan cổ trướng có thể chèn vào các động mạch, làm giãn tĩnh mạch. Khi tĩnh mạch giãn tới một mức độ nào đó sẽ bị vỡ, gây chảy máu ồ ạt. Bệnh nhân có thể có các triệu chứng: chảy máu chân răng, nôn ra máu, đi ngoài ra máu. Trường hợp bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa cần phải được cấp cứu ngay nếu không sẽ dẫn tới tử vong.

3/ Hội chứng gan thận

Hội chứng ga thận là 1 biến chứng xơ gan cổ trướng, là 1 dạng suy thận cấp tính do giãn mạch và giảm thể tích máu của động mạch, dẫn đến co mạch thận, khiến chức năng thận bị suy giảm đột ngột.

Biến chứng xơ gan này gặp ở 14 – 25% bệnh nhân nhập viên do xơ gan. Đối với bệnh nhân mắc hội chứng gan thận cần dừng ngay việc sử dụng thuốc lợi tiểu và áp dụng các biện pháp phục hồi gan theo chỉ định của bác sĩ.

4/ Viêm phúc mạc

Gan có chức năng tiêu diệt vi khuẩn và virus gây bệnh cho cơ thể do tổng hợp nên albumin và một số protein khác được gọi là protein opsonic, có khả năng chống lại vi khuẩn. Khi bệnh nhân bị xơ gan, chức năng này sẽ bị suy giảm, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt là ở bệnh nhân xơ gan cổ trướng. Dịch lỏng tích tụ trong khong bụng ở những bệnh nhân này là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển. Vì vậy, viêm phúc mạc do vi khuẩn là 1 biến chứng xơ gan cổ trướng.

Xơ gan dẫn đến viêm phúc mạc
Khi bệnh nhân có các dấu hiệu: sốt, đau bụng, tăng bạch cầu, giảm nồng độ albumin, nhiễm trùng máu thì cần phải cấp cứu ngay nếu không sẽ đe dạo đến tính mạng người bệnh.

5/ Não gan, hôn mê gan

Gan là cơ quan phân giải và chuyển hóa rất nhiều chất cho cơ thể, trong đó có ammoniac. Khi bệnh nhân bị suy giảm chức năng của gan, nồng độ ammoniac trong máu sẽ tăng cao, gây độc cho cơ thể, sinh ra bệnh não gan, hôn mê gan. Bệnh nhân có thể buồn ngủ hoặc mất ngủ, hung phấn hoặc suy sụp tinh thần, nguy hiểm nhất là tình trạng hôn mê, mê sảng bởi có thể dẫn đến tử vong.

 6/ Tăng áp lực tĩnh mạch

Việc tăng áp lực trong gan và tăng lượng máu ở bệnh nhân xơ gan là nguyên nhân làm tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Việc tăng áp lực tĩnh mạch cửa có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, bang bụng, cổ trướng, lách to, hôn mê gan,…

7/ Ung thư gan

Đây là biến chứng xơ gan nguy hiểm nhất. Bệnh nhân ung thư gan có thể có các triệu chứng: sốt cao, chán ăn, buồn nôn, đi ngoài, sụt cân. Khi xuất hiện các cơn đau thì rất có thể ung thư đã tiến triển đến giai đoạn di căn.
Bệnh nhân ung thư gan có thể tiến hành điều trị ghép gan để duy trì sự sống, tuy nhiên phương pháp này cũng rất khó để thực hiện.

Trên đây là những biến chứng xơ gan nguy hiểm mà các bệnh nhân xơ gan cần phải nâng cao cảnh giác và đề phòng, hi vọng đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích.

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2018

Triệu chứng xơ gan cổ trướng cần lưu ý

Xơ gan cổ trướng là biến chứng nguy hiểm của bệnh xơ gan. Ở giai đoạn này, gan bị tổn thương nặng, không còn thực hiện chức năng bình thường. Triệu chứng xơ gan cổ chướng là gì? Cách điều trị bệnh ra sao? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Xơ gan cổ trướng là gì?

Xơ gan cổ trướng là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan. Ở giai đoạn này, gan bị tổn thương nghiêm trọng khi các tế bào gan khỏe mạnh bị tiêu diệt và thay thế bằng tế bào gan bị xơ hóa. Chức năng gan bị suy giảm nặng nề.

Tình trạng cổ trướng xuất hiện khi bụng bị sưng to do lượng dịch tích tụ trong khoang màng bụng. Ở người bình thường, khoang màng bụng sẽ không chứa nước hoặc nếu có thì chỉ là 1 chút dịch nhầy không đáng kể.



Tuy nhiên, khi bị xơ gan cổ trướng, giữa lá thành và lá tạng xuất hiện dịch, lượng dịch có thể nhiều hoặc ít gây tràn dịch màng bụng. Hiện tượng này còn được gọi là cổ trướng.
Xơ gan cổ trướng là căn bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. 

Bạn đọc xem thêm:


Triệu chứng xơ gan cổ trướng thường gặp

Xơ gan cổ trướng là căn bệnh phát triển âm thầm, từ từ khiến người bệnh khó nhận biết thấy những dấu hiệu bất thường. Người bệnh cần lưu ý những triệu chứng nhỏ nhất có thể vì có thể cảnh báo nguy cơ mắc xơ gan cổ trướng.
Dưới đây là một số triệu chứng xơ gan cổ trướng người bệnh cần chú ý:

Mệt mỏi

Người bi xơ gan cổ trướng thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải, không có sức sống. Những người này khi phải làm việc nặng nhọc, áp lực thường dễ stress, cảm thấy bứt rứt, khó chịu.



Nguyên nhân xảy ra tình trạng trên là do, gan bị tổn thương khiến chức năng lọc và đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể bị ảnh hưởng, cơ thể bị thiếu năng lượng, thiếu dinh dưỡng. Khi bắt gặp hiện tượng này thường xuyên, người bệnh nên đi kiểm tra, thăm khám.

Rối loạn tiêu hóa

Ở giai đoạn đầu, người bệnh cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng, bị đầy bụng và có thể bị tiêu chảy. Chuyển sang những giai đoạn sau, người bị xơ gan dễ nhận thấy những triệu chứng về rối loạn tiêu hóa dễ dàng hơn. Người bệnh cảm thấy chán ăn, sụt cân nhanh chóng, đi ngoài ra phân sạm màu.

Xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa cũng là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh xơ gan cổ trướng. Xơ gan cổ trướng khiến chức năng gan bị tổn thương, tạo áp lực lên các tĩnh mạch thực quản. Áp lực quá lớn sẽ khiến các tĩnh mạch bị giãn, lâu sẽ bị vỡ ra.

Máu sẽ chảy xuống dạ dày thông qua ruột non và ruột già gây ra tình trạng xuất huyết dạ dày. Hiện tượng này thường xuyên xảy ra nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Vàng da

Người bị xơ gan thường xuất hiện tình trạng vàng da. Đây là dấu hiệu dễ dàng nhận thấy đối với bệnh nhân bị xơ gan. Chức năng gan bị suy giảm nặng nề khiến gia tăng lượng bilirubin trong cơ thể, từ đó xuất hiện tình trạng vàng da.

Cổ trướng

Cổ trướng là tình trạng bụng bị sưng to do dịch tích tụ tại khoang màng bụng. Hầu như người bị xơ gan cổ trướng nào cũng bắt gặp hiện tượng này.

Bệnh gan làm bụng phình to

Não gan(hôn mê gan)

Người bị xơ gan cổ trướng dễ bắt gặp tình trạng hôn mê, ngất xỉu, lơ mơ. Đó là triệu chứng của bệnh não gan. Khi gan bị tổn thương, chức năng gan bị suy giảm nghiêm trọng, khiến lượng amoniac không được lọc và đào thải ra ngoài cơ thể khiến não bị nhiễm độc. Do đó, người bệnh thường mắc phải tình trạng nửa tỉnh nửa mơ, không tỉnh táo. Đây là triệu chứng cực kỳ nguy hiểm của bệnh xơ gan cổ trướng. 

Chăm sóc người bị xơ gan cổ trướng

Với những bệnh nhân bị mắc bệnh do viêm gan virus thì cần điều trị dứt điểm, tận gốc. Viêm gan virus chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xơ gan cổ trướng.

  • Người bị xơ gan cổ trướng cần có chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý giúp ngăn ngừa sự tiến triển và biến chứng của bệnh. Sau đây là một số lưu ý người bệnh cần thực hiện:
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, các thực phẩm chứa nhiều đạm, protein và các vitamin trong bữa ăn hàng ngày.
  • Hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều chất béo, dầu mỡ, muối và các thực phẩm chứa nhiều muối.
  • Kiêng bia rượu và các chất kích thích.
  • Tích cực ăn nhiều rau xanh và hoa quả.
  • Tập thể dục thường xuyên, nâng cao sức khỏe.
  • Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc khoa học, hợp lý.
  • Thường xuyên thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ.




Thứ Ba, 19 tháng 6, 2018

Xơ gan mất bù có chữa được không?

Xơ gan mất bù có chữa được không là mối bận tâm của hàng triệu bệnh nhân khi mắc phải căn bệnh mãn tính này. Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Xơ gan mất bù là gì?

Xơ gan mất bù là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan, đây là lúc tình trạng bệnh đã rất trầm trọng, các chức năng của gan bị suy giảm đáng kể và không có khả năng phục hồi lại hoàn toàn như ban đầu.

Gan bình thường và gan ở người bị xơ gan mất bù
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh xơ gan, có thể kể đến như:

  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học, không cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể
  • Uống quá nhiều bia, rượu, đồ uống có cồn, chất kích thích
  • Do nhiễm các virus viêm gan B, C
  • Do biến chứng của bệnh gan nhiễm mỡ, tiểu đường
  • Do nhiễm độc 

Xơ gan mất bù là căn bệnh vô cùng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm người bệnh có thể xuất hiện những biến chứng như: Nhiễm trùng, hội chứng cổ trướng, não gan, ung thư gan.

Do đó, khi thấy xuất hiện những triệu chứng bất thường dưới đây, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra và chữa trị kịp thời:


  • Cơ thể mệt mỏi, sụt cân nhanh chóng: Khi chức năng gan bị suy giảm đáng kể, các chất độc hại không được đào thải mà tích tụ dần trong cơ thể gây ảnh hưởng đến mọi cơ quan gây nên tình trạng mệt mỏi, khó chịu, chán ăn ở người bệnh.
  • Xuất huyết: Đây là dấu hiệu thường gặp khi mắc xơ gan mất bù, bởi lúc này tĩnh mạch ở dạ dày và ruột của người bệnh nở ra nên rất dễ dẫn đến tình trạng vỡ tĩnh mạch gây xuất huyết. 
  • Vàng da, vàng mắt: Hiện tượng này còn gọi là hoàng đản, một biểu hiện lâm sàng của xơ gan mất bù do tình trạng tăng nhiều Bilirubin trong máu. Tình trạng này thường xuất hiện ở vùng mắt trước, khi bệnh càng nặng tình trạng vàng da sẽ lan toàn thân với mức độ nặng hơn.
  • Trướng bụng là tình trạng bụng ngày càng phình to, da căng lên, hiện rõ các mạch máu, người bệnh sẽ cảm thấy rất đau đớn, mệt mỏi, khó chịu.
  • Sưng, phù nề cũng là một trong những dấu hiệu phổ biến của người bệnh xơ gan. Chất độc tích tụ trong cơ thể lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng sưng, phù nề, có thể kèm theo hiện tượng mẩn ngứa, nổi mề đay.
Bạn đọc khám phá thêm:


Vậy xơ gan mất bù có chữa được không?

Qua những thông tin phía trên chúng ta có thể thấy rõ được mức độ nguy hiểm của bệnh xơ gan khi bước sang giai đoạn mất bù. Tỷ lệ bệnh nhân tử vong do xơ gan mất bù và các biến chứng của bệnh ngày càng tăng cao.

Vậy xơ gan mất bù có chữa được không? Ở giai đoạn này việc điều trị bệnh gặp rất nhiều khó khăn và phần trăm chữa khỏi bệnh rất thấp. Hầu hết các trường hợp bệnh nhân xơ gan mất bù sẽ không thể phục hồi chức năng gan bình thường như trước.

Xơ gan mất bù vẫn có thể chữa nếu phát hiện sớm
Các phương pháp chữa trị bệnh hiện có như: Dùng thuốc, chọc dịch cổ trướng, cấy tế bào gốc hay ghép gan thông thường chỉ có thể ngăn chặn sự phát triển và biến chứng của bệnh, làm giảm đau đớn mà bệnh xơ gan gây ra, khó có thể điều trị hoàn toàn căn bệnh này.

Tuy nhiên nếu không may mắc bệnh xơ gan mất bù, người bệnh không nên quá bi quan mà cần tiến hành chữa trị sớm theo đúng phương pháp để bệnh không tiến triển nặng thêm. Đồng thời áp dụng chế độ chăm sóc phù hợp theo đúng chỉ định của bác sĩ như:

  • Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, bổ sung đạm, chất xơ, vitamin, protein với liều lượng vừa đủ cho cơ thể.
  • Không sử dụng đồ uống có  gas hay chứa cồn như bia, rượu, nước ngọt…
  • Không ăn mặn, và nhũng thức ăn chưa quá chế biến kỹ, đồ ăn nhanh…
  • Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
  • Nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc nặng nhọc, quá sức gây thêm áp lực cho gan, thận.
  • Rèn luyện thể dục thể thao đều đặn để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Kiểm tra sức khỏe thường xuyên để kiểm soát tình trạng bệnh đồng thời nhanh chóng phát hiện và xử lý nếu biến chứng xảy ra.

Mọi thắc mắc về bệnh xơ gan nói chung và xơ gan mất bù nói riêng, bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp qua hotline để được hỗ trợ.


Thứ Hai, 18 tháng 6, 2018

Chăm sóc bệnh nhân xơ gan như thế nào?

Chăm sóc bệnh nhân xơ gan cần có kế hoạch cụ thể. Bệnh nhân xơ gan nếu không được điều trị kịp thời và chăm sóc hợp lý có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm với sức khỏe.

Bệnh xơ gan là gì? Các giai đoạn của xơ gan

Xơ gan là bệnh về gan cực kỳ nguy hiểm. Bệnh này ngày càng phổ biến với tỉ lệ người mắc ngày càng cao. Bệnh xơ gan xảy ra khi các mô, các tế bào gan bị thay thế bằng các tế bào mô xơ hóa khiến chức năng gan bị suy giảm.

Gan bị suy yếu sẽ khiến khả năng lọc và loại bỏ các chất độc hại, chất cặn bã bị ảnh hưởng. Những chất này bị tích tụ trong cơ thể sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể.

Bệnh xơ gan phát triển qua hai giai đoạn: xơ gan còn bù và xơ gan mất bù. Ở mỗi giai đoạn bệnh sẽ có những dấu hiệu, triệu chứng khác nhau, phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân và thời gian ủ bệnh.
Xơ gan giai đoạn đầu hay còn gọi là xơ gan còn bù.

Đây là giai đoạn bệnh chuyển từ viêm gan mạn tính sang xơ gan. Biểu hiện bệnh trong giai đoạn này chưa rõ, người bệnh khó phát hiện ra và thường lầm tưởng sang bệnh khác. Ở giai đoạn này, bệnh kéo dài trong nhiều năm. Tuy nhiên nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển nặng hơn.

Chăm sóc bệnh nhân xơ gan thế nào cho tốt?
Xơ gan giai đoạn cuối hay còn gọi là xơ gan mất bù. Đây là giai đoạn chức năng gan bị suy giảm trầm trọng. Ở giai đoạn này, các tế bào gan không còn khả năng phục hồi bù lại chức năng với những tế bào gan bị xơ hóa.

Xơ gan mất bù khiến bụng bị sưng lên do ứ đọng dịch cổ trướng. Các dịch chèn lên các động mạch là giãn và vỡ tĩnh mạch thực quản. Nếu không được chăm sóc kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Chăm sóc bệnh nhân xơ gan để giảm nhẹ biến chứng

Bệnh xơ gan nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: phù, cổ trướng, xuất huyết tiêu hóa, hôn mê gan. Ngoài việc điều trị bệnh, bệnh nhân cần có chế độ chăm sóc hợp lý giúp giảm nhẹ những biến chứng này.

Chăm sóc làm giảm phù và cổ trướng

Ở giai đoạn cuối, bệnh xơ gan thường có biểu hiện rõ rệt như: hai chân sưng, đi lại khó khăn. Để giảm triệu chứng này, khi nằm, người bệnh cần kê cao chân sẽ giúp cải thiện tình trạng phù chân.

Chăm sóc người bệnh ở giai đoạn này cần chú ý khi bị cổ trường, nước dư thừa bị ứ trong bụng, chèn ép lên nội tạng, gây khó thở. Lúc này, người chăm sóc cần phải gọi bác sĩ tới chọc dịch, rút nước ra. Người bệnh cần nghỉ ngơi trong khoảng 30 phút.

Chăm sóc người xơ gan bị xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh xơ gan. Tình trạng này xảy ra khi áp lực tại các tĩnh mạch tăng cao làm giãn tĩnh mạch.

Tĩnh mạch thực quản là tĩnh mạch có nguy cơ vỡ cao khiến máu chảy theo thực quản xuống dạ dày, ruột non, ruột già. Tình trạng ngày cực kỳ nguy hiểm do đó người bệnh cần đặc biệt chú ý. Khi thấy môi nhợt nhạt, niêm mạc mắt không được hồng hào, cần báo ngay cho bác sĩ.

Gọi ngay cho bác sĩ nếu thấy dấu hiệu bất thường

Đề phòng hôn mê gan

Hôn mê gan là biến chứng khiến người bệnh bị rối loạn về trí nhớ, không tập trung, mất định hướng. Việc chăm sóc người bệnh ở giai đoạn này cực kỳ quan trọng giúp người bệnh có đủ sức khỏe để chống lại biến chứng của bệnh.
Ngoài việc động viên tinh thần, còn phải theo dõi diễn biến bệnh. Khi phát hiện ra các dấu hiệu này thì phải báo ngay với bác sĩ để có biện pháp xử trí kịp thời.

Bạn đọc xem thêm:


Chăm sóc bệnh nhân xơ gan như nào?

Để chăm sóc bệnh nhân xơ gan, người nhà bệnh nhân cần lưu ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đồng thời hạn chế những thực phẩm có hại và làm ảnh hưởng đến chức năng gan.

Người bị xơ gan cần có chế độ ăn uống giàu calo. Người bệnh nên bổ sung từ 2.500 – 3.000 kcalo/ngày. Chế độ dinh dưỡng cân đối giữa các thành phần: chất đường, chất đạm, chất béo, rau và trái cây. Người bệnh cần lưu ý:

Cung cấp lượng protein vừa đủ

Đối với người bị xơ gan, nhu cầu về hàm lượng đạm mỗi ngày cần bổ sung là 100g protein. Người bệnh nên bổ sung vừa đủ lượng protein cho cơ thể. Tuy nhiên, với những người bị xơ gan giai đoạn cuối nên hạn chế ăn những thực phẩm giàu đạm đẻ ngăn ngừa biến chứng.

Bạn nên cung cấp đầy đủ vitamin cho cơ thể người bệnh

Bổ sung vitamin và yếu tố vi lượng

Khi chăm sóc bệnh nhân bị xơ gan, việc bổ sung trái cây, hoa quả trong chế độ ăn hàng ngày của người bệnh là rất cần thiết. Rau xanh và hoa quả chứa nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết, và các chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe.

Hạn chế sử dụng chất béo

Việc sử dụng nhiều chất béo trong chế độ ăn hàng ngày sẽ làm gia tăng tình trạng gan nhiễm mỡ, làm ảnh hưởng đến chức năng gan. Người bệnh nên hạn chế ăn mỡ động vật, nội tạng động vật, thực phẩm chứa nhiều chất béo trong chế độ ăn hàng ngày giúp cải thiện chức năng gan.

Kiêng bia rượu và các chất kích thích

Người bị xơ gan cần tuyệt đối không được sử dụng bia rượu và các chất có cồn. Uống nhiều rượu bia sẽ khiến gan phải hoạt động nhiều hơn làm ảnh hưởng đến chức năng gan.

Ăn nhạt

Bệnh nhân xơ gan nên hạn chế ăn muối, nên ăn nhạt hoàn toàn khi bị phù và cổ trướng. Ăn mặn khiến cơ thể tích nước trong tế bào, gây tình trạng phù.

Dấu hiệu xơ gan giai đoạn cuối và cách điều trị

Xơ gan giai đoạn cuối là giai đoạn vô cùng nguy hiển của xơ gan. Khi đó, các tế bào gan bị tổn thương không có khả năng khôi phục nữa và có thể tiến triển nên các biến chứng khó lường, đe dọa tính mạng cuả người bệnh. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các dấu hiệu để nhận biết xơ gan giai đoạn cuối và phương pháp điều trị như thế nào các bạn nhé.

1/ Bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối, tỉ lệ sống có cao không?

Xơ gan là bệnh lý mà các tế bào mô gan bị tổn thương, được thay thế bằng các mô sẹo, gây suy giảm chức năng của gan.

Xơ gan giai đoạn cuối là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh. Ở giai đoạn này, gan đã suy giảm tới 90 – 95% chức năng của nó, không đảm bảo được các nhiệm vụ mà cơ thể yêu cầu ở gan. Sức khỏe của bệnh nhân suy giảm rõ rệt. Đặc biệt là khi nồng độ ammoniac máu tăng cao do xơ gan sẽ gây nên chứng não gan. Bệnh nhân sẽ dần mất đi y thức và chỉ cần 1 cơn co giật nguy hiểm cũng có thể lấy đi tính mạng người bệnh.

Ảnh minh họa: Bệnh nhân bị xơ gan giai đoạn cuối
Ảnh minh họa: Bệnh nhân bị xơ gan giai đoạn cuối
Biến chứng nguy hiểm nhất của xơ gan giai đoạn cuối đó là ung thư gan. Nếu không được điều trị, bệnh nhân chỉ có thể sống được từ 6 tháng đến 2 năm. Trong trường hợp phát hiện ung thư sớm, khối u chưa quá lớn, không có quá 3 khối u, chưa di căn thì có thể xem xét đến phương pháp điều trị ghép gan. Tuy nhiên phương pháp này rất khó để thực hiện.

Phần lớn, bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối chỉ có thể sống từ 1 đến 3 năm. Tuy nhiên nếu được phát hiện sớm, điều trị tích cực, có thể cải thiện được các triệu chứng và làm chậm qúa trình tiến triển của bệnh thì có thể kéo dài thời gian sống lâu hơn.

Bệnh xơ gan thường âm thầm phát triển nhưng tiến triển đến xơ gan giai đoạn cuối thì sẽ xuất hiện một số triệu chứng rõ rệt và nghiêm trọng.

2/ Các triệu chứng của xơ gan giai đoạn cuối

Rối loạn tiêu hóa trầm trọng

Biểu hiện của rối loạn tiêu hóa ở bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối đó là: nôn, đi ngoài ra phân lỏng màu đen, thiếu máu, viêm lưỡi, phù dây thần kinh,…

Suy nhược

Bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối có thể mệt mỏi cả ngày, chỉ muốn nằm 1 chỗ mặc dù không phải lao động nặng nhọc, thỉnh thoảng bị sốt nhẹ. Mệt mỏi kết hợp với các chứng rối loạn tiêu hóa, chán ăn, khó tiêu sẽ khiến cơ thể dần dần bị sụt cân, suy nhược.

Phù nề

Tay, chân của bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối sẽ bị phù nề nghiêm trọng. Các phần phù có màu trắng, mềm, ấn vào có lún, 2-3 phút sau lún mới đàn hồi trở lại bình thường.

Đau dữ dội

Bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối sẽ bị đau khu vực chứa gan liên tục và dữ dội. Nếu hình thành khối u, thành gan bị kéo ra, các cơn đau có thể đến một cách đột ngột và lan ra khiến cơ hoành bị tổn thương, gây đau vai phải.

Một số triệu chứng xơ gan giai đoạn cuối

Bụng trướng to, xuất huyết   

                                                      
Ở bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối, bụng sẽ bị ứ nước, căng trướng rất to. Khi bụng bị căng lên quá to sẽ chèn lên động mạch, làm giãn mạch, vỡ dây tĩnh mạch thực quản, gây chảy máu ồ ạt, dẫn tới tử vong.

Hôm mê

Tình trạng xuất huyết ở bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối có thể gây nên tình trạng hôn mê, mê sảng.

3/ Bị xơ gan giai đoạn cuối phải làm sao?

Khi bị xơ gan giai đoạn cuối thì không có phương pháp phục hồi chức năng gan, điều trị bệnh triệt để. Các phương pháp điều trị chỉ có thể ngăn ngừa bệnh phát triển, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh mà thôi.

Các phương pháp điều trị bảo tồn xơ gan:

-          Không uống bia, rượu và các loại nước có ga
-          Có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học và đầy đủ chất. Bổ sung các thực phẩm tốt cho gan. Đặc biệt là những bệnh nhân xơ gan do nhiễm các bệnh lý khác như gan nhiễm mỡ, béo phì thì cần phải lưu ý điều chỉnh hàm lượng một số chất trong chế độ dinh dưỡng như hạn chế ăn đồ chiên rán, giảm lượng cholesterol,…
Xơ gan giai đoạn cuối nên điều trị bằng tây y
-          Thường xuyên thăm khám sức khỏe, theo dõi tình hình tiến triển của bệnh thường xuyên và tuân thỉ những chỉ định của bác sĩ
-          Tăng cường tập thể dục thể thao, nghỉ ngơi điều độ, giữ tinh thần thoải mái để tăng cường sức đề kháng
-          Điều trị các nguyên nhân gây xơ gan
-          Điều trị các triệu chứng của bệnh
-          Phòng tránh và điều trị các biến chứng
-          Sử dụng các bài thuốc nam lành tính có khả năng giải độc, mát gan,… hỗ trợ chức năng gan hiệu quả.

Phương pháp ghé gan khi bệnh biến chứng thành ung thư

Phương pháp này có thể kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân ung thư gan. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có thể thực hiện khi tìm được nguồn gan tương thích, đòi hỏi bác sĩ có kĩ thuật cao và chi phí điều trị vô cùng đắt.

Trên đây là các nhận biết bệnh xơ gan giai đoạn cuối và phương pháp điều trị bệnh, hi vọng đã cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích.

Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2018

Chữa bệnh xơ gan bằng cây thuốc nam tự nhiên

Chữa bệnh xơ gan bằng thuốc nam từ lâu đã được nhiều người bệnh tin tưởng áp dụng. Sử dụng các bài thuốc nam để điều trị xơ gan vừa đơn giản, điều trị tận gốc, ngăn ngừa biến chứng hiệu quả mà chi phí không tốn kém.

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc nào đặc trị cho bệnh xơ gan. Việc điều trị xơ gan chỉ giúp phục hồi lại những mô gan đã bị xơ. Tuy nhiên, ngoài việc sử dụng các phương pháp Tây y để hỗ trợ điều trị bệnh, người bệnh có thể chữa xơ gan bằng thuốc nam rất hiệu quả.

Làm sao để phát hiện bệnh xơ gan? Xem ngay bài viết: 5 dấu hiệu xơ gan giai đoạn đầu để biết mình có mắc bệnh không nhé


Cây thuốc nam trị bệnh an toàn
Đó là các thảo dược có sẵn trong tự nhiên, vừa lành tính, không gây tác dụng phụ lại vừa giúp cải thiện chức năng gan hiệu quả.

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, một số loại cây như: diệp hạ châu, nấm lim xanh, nhân trần… có tác dụng điều chỉnh men gan, bổ gan, phòng chống xơ gan, giải độc gan, phục hồi chức năng gan cực kỳ tốt. Những bài thuốc này vừa hiệu quả vừa an toàn.

Sau đây là một số bài thuốc nam chữa xơ gan hiệu quả, được nhiều người bệnh tin tưởng, sử dụng:

Chữa xơ gan bằng thuốc nam với cây mã đề

Trong Đông y, mã đề được coi là vị thuốc có tác dụng chữa bệnh rất tốt, trong đó có bệnh về gan. Cây mã đề có vị ngọt, tính mát, giúp thanh nhiệt và giải độc hiệu quả. Ngoài ra, trong mã đề chứa nhiều khoáng chất có lợi với sức khỏe như: vitamin A, vitamin C, glucozit, carotin. Do đó, cây mã đề được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Cây mã đề trong điều trị xơ gan
Người bệnh chuẩn bị 50g cây mã đề, 100g dứa dại, 100g cây chó đẻ, 6g tam thất bắc rồi nghiền thành bột. Sau đó, rửa sạch những nguyên liệu trên rồi đem sắc với khoảng 2 lít nước. Sắc cho tới khi còn 500ml thì dừng lại. Người bệnh nên uống 3 lần/ngày, trước hoặc sau khi ăn 1 tiếng. Khi uống, người bệnh hòa thêm 2g bột tam thất bắc để uống cùng. Uống liên tục trong khoảng 1 tháng sẽ mang lại kết quả rõ rệt.

Cây xạ đen chữa xơ gan

Là một trong những vị thuốc nam có tác dụng chữa xơ gan hàng đầu, sử dụng cây xạ đen chữa xơ gan là cách chữa bệnh khá đơn giản, hiệu quả mà bạn đọc có thể tham khảo.

Theo như Đông Y, cây Xạ Đen có tính hàn vị đắng, có tác dụng tiêu viêm, trừ độc, trị ung thũng, mụn nhọt, giảm dịch tiết ở chứng bệnh xơ gan cổ trướng.

Trong đó lá cây xạ đen được dùng nhiều nhất để trị các bệnh lý về gan. Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong lá cây xạ đen có chứa: Fannavolnoid, Quimon, Saponin Triterbenoid có tác dụng giảm men gan, ngăn ngừa sự phát triển của xơ gan, và bệnh ung thư hiệu quả.

Video hướng dẫn sử dụng cây xạ đen trị xơ gan:


Bài thuốc trị xơ gan với cây thuốc nam khá đơn giản, người bệnh có thể dùng phần lá hoặc thân cây Xạ Đen hoặc kết hợp cả 2 để cùng một số vị thuốc nam khác để việc điều trị xơ gan đạt hiệu quả cao nhất.

Chuẩn bị 50g đến 60g lá/thân cây xạ đen, 20g bán chi liên và 40g bạch hoa xà thiệt thảo. Đem cho các vị thuốc này vào ấm sắc nhỏ lửa cùng với 1.5 lít nước. Sau khoảng 20 phút chắt nước thuốc ra chia đều sử dụng trong ngày.

Khi trị xơ gan bằng cây xạ đen, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

- Không ăn rau muống để tránh làm mất tác dụng của bài thuốc.

- Tuyệt đối không uống bia, rượu, thức uống chứa cồn hay đồ uống có gas

- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không nên áp dụng bài thuốc này.

Chữa xơ gan bằng nấm lim xanh

Từ lâu nấm lim xanh đã được lựa chọn để điều trị xơ gan rất hiệu quả. Nấm lim xanh được coi là thảo dược có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời.

Để chữa xơ gan, người bệnh dùng 1 cây nấm nhỏ rửa sạch, thái lát mỏng. Sau đó, đem sắc với 2 lít nước, đun cho đến khi cạn còn 0,5 lít thì dừng lại. Người bệnh nên uống nước nấm lim xanh hàng ngày sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ.

Bài thuốc từ rễ cây dứa dại


Rễ cây dứa dại được dùng như một vị thuốc chữa các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan cổ trướng, xơ gan, gan nhiễm mỡ,… rất phổ biến trong dân gian mang lại hiệu quả cao và an toàn. Do đó, người bệnh xơ gan cũng có thể dùng để chữa bệnh cho mình.

Nguyên liệu: rễ cây dứa dại (khô), rễ cây cỏ xước, cỏ lưỡi mèo. Mỗi loại bạn dùng khoảng 20 – 40g để tạo thành một thang thuốc.

Cách dùng: dùng bài thuốc sắc lấy nước uống trong ngày. Kiên trì thực hiện sẽ giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh và ngăn chặn tình trạng bệnh phát triển

Cà gai leo

Với tác dụng trong việc bảo vệ gan, giải độc gan, đây là một phương pháp chữa bệnh xơ gan bằng thuốc Nam hiệu quả.

Cách dùng : Cà gai leo và diệp hạ châu sao vàng rồi sắc lấy nước uống hàng ngày theo liều lượng 30g Cà gai leo : 10g Diệp hạ châu.

Cách thứ hai : Dùng 35g cà gai leo sắc với 1 lít nước, sắc còn 1/3 là được. Cách này giúp giải độc, hạ men gan hiệu quả. Nếu cho người say rượu uống có thể giải rượu, bảo vệ tế bào gan.

Chữa bệnh xơ gan bằng cây nhân trần

Nhân trần có vị ngọt, tính thanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Sử dụng nhân trần chữa bệnh xơ gan cực kỳ tốt, giúp giảm gánh nặng cho gan, cải thiện và phục hồi chức năng gan. Người bệnh chỉ cần dùng nhân trần khô đem sắc lấy nước uống hàng ngày có công dụng chữa bệnh hiệu quả.

Chữa xơ gan bằng lá atiso

Lá Atiso có vị đắng có tác dụng lợi tiểu, điều trị bệnh phù và thấp khớp hiệu quả. Ngoài ra, sử dụng lá atiso để chữa các bệnh về gan, thận, viêm thận cấp và mạn tính cũng rất tốt. Người bệnh có thể sử dụng lá atiso để sắc lấy nước uống giúp hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan hiệu quả.

Bài thuốc từ râu ngô

CHỮA BỆNH XƠ GAN BẰNG THUỐC NAM HIỆU QUẢ
Chỉ cần lấy râu ngô nấu nước uống thay trà mỗi ngày là cách đơn giản nhất giúp thanh lọc cơ thể, giải độc gan hiệu quả. Nhờ đó có thể ngăn chặn được tình trạng bệnh hiệu quả.
Trên đây là một số bài thuốc nam chữa bệnh xơ gan hiệu quả, an toàn mà người bệnh có thể tham khảo áp dụng. Trong quá trình sử dụng thuốc, các bạn lưu ý nên kiên trì áp dụng kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp phòng chống, khắc phục tình trạng bệnh hiệu quả.




Thứ Năm, 14 tháng 6, 2018

5 dấu hiệu xơ gan giai đoạn đầu

Triệu chứng xơ gan giai đoạn đầu rất mờ nhạt và khó để nhận ra sự khác thường. Bởi vậy mà tới khi bệnh nhân phát hiện ra thì thường bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng, rất khó khăn trong việc điều trị. Cùng tìm hiểu ngay những dấu hiệu của xơ gan giai đoạn đầu sau đây để không bỏ lỡ chúng nếu chẳng may gặp phải các bạn nhé.

I/ Những dấu hiệu phát hiện bị xơ gan giai đoạn đầu

1/ Rối loạn tiêu hóa

Xơ gan giai đoạn đầu hay còn gọi là xơ gan còn bù, chức năng gan chưa bị suy giảm nghiêm trọng, và bệnh vẫn có khả năng được cải thiện. Vậy nên các triệu chứng cũng xuất hiện không rõ ràng, khá mờ nhạt.

Rối loạn tiêu hóa là biểu hiện đầu tiên của bệnh
Bệnh nhân xơ gan giai đoạn đầu có thể nhận thấy những bất thường đầu tiên là các rối loạn tiêu hóa. Gan là bộ phận tổng hợp protein, phân giải chất béo, dự trữ năng lượng, lọc máu, đào thải độc tố và chất lỏng dư thừa, tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh, cân bằng mật độ vi sinh vật ở ruột,… Vậy nên, khi bị xơ gan, bệnh nhân sẽ gặp các rối loạn về tiêu hóa, cảm thấy chán ăn, đầy bụng, ăn không tiêu, có thể thường xuyên thấy buồn nôn.

2/ Cảm thấy mệt mỏi

Việc gan bị suy giảm chức năng khiên cơ thể bị nhiễm độc và thiếu chất dinh dưỡng. Vì vậy bệnh nhân xơ gan thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải mà không rõ nguyên nhân.

3/ Sốt nhẹ

Ở bệnh nhân xơ gan, các vi sinh vật gây bệnh không bị gan tiêu diệt hết, tấn công cơ thể, gây nên những cơn sốt nhẹ do hoạt động của hệ miễn dịch. Bệnh nhân xơ gan giai đoạn đầu thường xuyên bị sốt nhẹ, khoảng 37,5 – 38 độ C.

Sốt nhẹ - Biểu hiện ban đầu của xơ gan
Vậy nên nếu thường xuyên có những cơn sốt nhẹ, đừng chủ quan rằng điều đó chứng tỏ hệ miễn dịch của bạn đang hoạt động tốt mà rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh xơ gan giai đoạn đầu đấy.

4/ Ngứa, nổi mề đay

Muối mật và các chất độc không được đào thải hết do chức năng gan bị suy giảm, tích tụ lại dưới da, gây nên những cơn ngứa và các nốt mề đay trên da. Vậy nên những cơn ngứa lan dần trên da, đi kèm với mẩn đỏ rất có thể là dấu hiệu của bệnh xơ gan giai đoạn đầu.


5/ Đau hạ sườn phải

Khi xơ gan giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể cảm thấy hơi đau, tức vùng hạ sườn phải, vùng chứa phần đầu của gan.

II/ Các cách phòng ngừa bệnh xơ gan

Phòng bệnh luôn luôn tốt hơn chữa bệnh. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số phương pháp phòng tránh bệnh xơ gan.
- Hạn chế uống bia, rượu, các tác nhân gây tổn thương tế bào gan phổ biến.
- Có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, đủ chất: ăn nhiều rau xanh,
không ăn mặn, ăn vừa đủ đạm, tinh bột và đường, hạn chế ăn các chất béo chứa
nhiều cholesterol,…
- Tiêm phòng các vacxin viêm gan đầy đủ. Trong trường hợp chẳng may mắc phải viêm gan,
đặc biệt là viêm gan B, C thì cần phải điều trị bệnh nhanh chóng, triệt để để bệnh không biến chứng thành xơ gan.
- Thường xuyên thăm khám sức khỏe thể phát hiện những bất thường nhanh chóng, đặc biệt là khi có các dấu hiệu của xơ gan
- Tăng cường tập thể dục thể thao, nghỉ ngơi điều độ, giữ tinh thần thoải mái để tăng
cường sức đề kháng
- Phòng tránh các bệnh gây xơ gan như gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, béo phì…
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày

Trên đây là một số dấu hiệu của bệnh xơ gan giai đoạn đầu, giúp người bệnh có thể phát hiện bệnh nhanh chóng và điều trị bệnh kịp thời. Việc phòng ngừa bệnh và điều trị bệnh sớm nhất có thể là vô cùng quan trọng. Hi vọng những chia sẻ trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích.

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2018

Xơ gan là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Xơ gan là gi? Nguyên nhân và cách điều trị xơ gan như nào? Xơ gan là giai đoạn cuối của bệnh gan mãn tính, khi các tế bào gạn bị xơ hóa thành các mô xơ và chức năng gan bị suy giảm.

Bệnh xơ gan là gì?

Gan là cơ quan lớn thứ 2 trong cơ thể có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và thực hiện chức năng lưu trữ glycogen, tổng hợp protein, huyết tương và có tác dụng thải độc. Tất cả lượng máu từ dạ dày và ruột muốn đi tới các bộ phận khác trong cơ thể đều phải đi qua gan trước. Do đó, gan có chức năng cực kỳ quan trọng trong cơ thể.


Cuộc sống ngày càng phát triển, kéo theo việc con người phải tiếp xúc với nhiều chất độc hại, thói quen uống nhiều bia rượu khiến gan bị tổn thương. Gan bị tổn thương sẽ dễ bị các virus viêm gan B, virus viêm gan C tấn công, xâm nhập và gây hại và hủy hoại tế bào gan gây xơ gan.

Xơ gan là giai đoạn cuối của bệnh gan mãn tính khiến gan mất dần chức năng khiến các chất độc hại bị tích tụ trong cơ thể làm ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của cơ thể. Ngoài ra, khi bị xơ gan, các mô, các tế bào gan bị thay thế bằng các tế bào mô xơ hóa khiến cho chức năng gan bị suy giảm.



Khi chức năng gan bị suy giảm nó sẽ khiến những tế bào gan khỏe mạnh còn lại phải làm việc quá sức dẫn đến suy yếu. Do đó quá trình xơ gan diễn ra nhanh chóng. Khi chức năng gan bị suy yếu, người bệnh sẽ không thể hấp thụ được các khoáng chất, vitamin khiến cơ thế bị suy nhược, mệt mỏi.

Nguyên nhân gây xơ gan là gì?

Xơ  gan do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Tuy nhiên, dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến xơ gan:

Viêm gan virus

Đây được coi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xơ gan. Theo thống kê, khoảng 20% người bị viêm gan virus bị biến chứng thành xơ gan.

Sử dụng nhiều bia rượu

Uống nhiều bia rượu và các chất có cồn là nguyên nhân thứ hai chỉ sau viêm gan virus dẫn đến xơ gan. Theo thống kê,  tại Việt Nam, khoảng 71,7% nam giới bị xơ gan do uống quá nhiều rượu bia.

Gan nhiễm mỡ

Xơ gan do gan nhiễm mỡ khi tình trạng mỡ bị tích tụ quá nhiều tại gan khiến chức năng gan bị suy giảm gây nên viêm gan và tạo thành các mô sẹo gây xơ gan.

Xơ gan do ứ mật

Mật bị ứ đọng trong gan do viêm và tắc đường mật ở cả trong và ngoài gan sẽ làm ảnh hưởng và tổn thương đến các tế bào gan từ đó dẫn đến xơ gan.

Xơ gan do nhiễm độc

Khi tiếp xúc với các hóa chất như DDT, urethane, phosphor, tetraclorocarbon… và các loại thuốc như: isoniazid, rifamid, methotrexate, phenylbutazon…, người bệnh sẽ dễ bị nhiễm độc gan, từ đó gây xơ gan.
Ngoài ra, xơ gan còn do một số nguyên nhân khác như: Ký sinh trùng sán lá gan, do xung huyết, …

Triệu chứng của xơ gan là gì?

Ở giai đoạn đầu, xơ gan không có triệu chứng lâm sàng cụ thể. Người bệnh chỉ cảm thấy một số dấu hiệu như:
Ăn không ngon miệng, chán ăn: tình trạng này kéo dài dẫn tới việc sút cân, cơ thể gầy đi nhanh chóng
Đau tức vùng bụng, đầy bụng, buồn nôn
Ngứa chân tay và lưng.

Mệt mỏi.

Khi bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn, chức năng gan bị suy giảm hẳn, người bệnh sẽ cảm thấy một số triệu chứng rõ ràng hơn:

Đau mạn sườn phải: Tình trạng đau xuất hiện nhiều lần trong ngày, cơn đau thường không kéo dài.

Vàng da 

Sưng chân  và bụng:  Ở giai đoạn này, gan bị tổn thương nặng nề, cơ thể bắt đầu giữ muối và nước khiến các chất này bị tích tụ tại bàn chân và mắt cá chân gây sưng, phù.
Chảy máu chân răng, chảy máu cam.

Biến chứng của xơ gan

Bệnh xơ gan nếu không phát hiện sớm và chữa trị đúng cách bệnh có thể phát triển thành xơ gan cổ trướng. Lúc này mức độ tổn thương của gan khá nặng,  khả năng trao đổi chất mất dần, dịch xuất hiện trong ổ bụng chèn ép lên phủ tạng khiến cấu trúc các tế bào gan bị thay đổi dẫn đến chứng xơ gan.

Chức năng gan suy giảm sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa,bài tiết và chức năng lọc máu của gan, khả năng miễn dịch của người bệnh suy giảm khiến người bệnh dễ mắc phải một số bệnh lý về đường ruột, hô hấp, tiết niệu có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Cách điều trị bệnh xơ gan

Ngay sau khi phát hiện những triệu chứng xơ gan, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh cần có chế độ chăm sóc, chế độ ăn uống khoa học để có thể ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh gây ra. Người bệnh cần chú ý:

Chế độ sinh hoạt

Thường xuyên tập thể dục, tập luyện một số bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga… để tăng cường sức khỏe.
Tránh căng thẳng, stress
Không nên làm việc quá sức, dành thời gian nghỉ ngơi.

Chế độ ăn uống

Bổ sung thực phẩm giàu kali, rau xanh và trái cây trong chế độ ăn hàng ngày
Ăn thành nhiều bữa trong ngày
Tích cực sử dụng các thực phẩm giàu đạm như: đậu hà lan, đỗ đen, đậu đỏ
Không uống rượu bia, hút thuốc.
Hạn chế sử dụng thực phẩm đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ
Ăn nhạt.

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018

Triệu chứng và cách điều trị suy thượng thận cấp

Suy thượng thận cấp là hiện tượng chức năng của thận bị suy giảm đột ngột. Vậy làm thế nào để nhận biết và khắc phục tình trạng suy thượng thận cấp?

Triệu chứng cảnh báo bệnh suy thượng thận cấp

Những triệu chứng lâm sàng và sinh học của bệnh suy thượng thận cấp không đặc hiệu, dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác do đó rất khó có thể chẩn đoán sớm. Đây nguyên nhân dễ dẫn đến tử vongở người bệnh.



Dưới đây là một số những triệu chứng cảnh bảo bệnh suy thượng thận cấp người bệnh nên cẩn trọng:

  • Chóng mặt, buồn nôn 
  • Nhịp tim nhanh
  • Đau bụng, đau đột ngột ở vùng thắt lưng, cẳng chân 
  • Chán ăn, sút cân nhanh
  • Rét run
  • Nổi ban trên da ...
Bạn đọc xem thêm:

Nguyên nhân dẫn đến bệnh suy thượng thận cấp

1. Do thượng thận 

Tổn thương tuyến thượng thận bởi những nguyên nhân như:
Nhiễm trùng sau phẫu thuật
Lạm dụng thuốc lợi tiểu hoặc nhuận tràng
Ăn mặn trong thời gian dài
Nôn mửa


Do hiện tượng xuất huyết tuyến thượng thận:

Trường hợp này hiếm gặp nhưng mức độ tổn thương nặng, thường xuất phát bởi hiện tượng đông máu trong lòng mạch, một số bệnh gây nên chứng đông máu như ung thư, hay các bệnh lý về máu, nhưng dùng thuốc chống đông là nguyên nhân phổ biến nhất.

Chứng rối loạn bẩm sinh Hormon thượng thận:

Nguyên nhân này rất ít gặp thường gặp ở trẻ em, sau khi sinh vài tuần.
Các lý do khác:

Do sử dụng thuốc Ketoconazol liều lượng cao trong thời gian dài, hoặc do thuốc cảm ứng men  Dihydan, Gardenal. nhiễm nấm hoặc huyết khối động mạch ...

2.Những yếu tố, bệnh lý dưới đồi, tuyến yên

Viêm màng não
Chấn thương
Phẫu thuật u tuyến yên.
Hội chứng Sheehan.
Phình, mỡ động mạch cảnh
Phẫu thuật cắt tuyến thượng thận..

Phương pháp chẩn đoán bệnh suy thượng thận cấp

1. Chẩn đoán lâm sàng 

- Rối loạn tiêu hóa: đau vùng thượng vị, sau đó lan ra khắp bụng, có khi kèm buồn nôn, nôn, dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý về đường tiêu hóa.
- Rối loạn tâm thần, cơ thể mệt mỏi,  hôn mê, hoặc ngược lại bệnh nhân có thể nói sảng, mê man.
- Trụy tim mạch, hạ huyết áp, tay chân lạnh, mạch nhỏ, nhanh.
- Mất nước ngoại bào biểu hiện như sút cân, đau cơ, sốt, đau đầu….


2. Chẩn đoán cận lâm sàng

 Kết luận bệnh suy thượng thận cấp dựa trên các xét nghiệm sinh học:

Rối loạn điện giải đồ máu: Natri giảm (80%), Clo giảm, Kali tăng (60%)
Protid máu tăng, Hct tăng.
Hạ Glucose huyết gây nên các triệu chứng tâm thần kinh.
Tăng bạch cầu ái toan và Calci máu (6%), thiếu máu, nhiễm toan máu.

Sau khi có kết luận bệnh, làm thế nào để điều trị suy thượng thận cấp?

Các phương pháp điều trị suy thượng thận cấp

Điều trị suy thượng thận cấp được chia thành 2 cách sau:


Điều trị tại nhà 

Người bệnh có thể điều trị tại nhà nếu như tình trạng bệnh không quá nặng nhưng cần được cung cấp bộ dụng cụ Hydrocortisone để tiêm tại nhà hàng ngày. Nếu thấy có triệu chứng bất thường cần phải đưa người bệnh tới bệnh viện ngay để kiểm tra.

Trường hợp điều trị suy thượng thận cấp tại bệnh viện 

Đại đa số các trường hợp suy thượng thận cấp đều được điều trị tại bệnh viện, người bệnh chỉ về nhà khi tình trạng đã ổn định hơn.
Nguyên tắc điều trị suy thượng thận cấp tại bệnh viện như sau:

Bù nước và điện giải: Truyền mỗi lần 46h dịch muối đẳng trung bình 4 lít/24 giờ.
Nếu bị trụy mạch: Người bệnh cần được truyền dung dịch hoặc máu toàn phần.

Sử dụng hoocmon thay thế: Tiêm Desoxycorticosteron Acetat và Hydrocortison Hemisuccinat..
Theo dõi người bệnh trong 24h đầu: Lưu ý không di chuyển bệnh nhân và đồng thời theo dõi sát sao lượng nước tiểu, hệ số tim mạch đồng thời tránh tình trạng thiếu hụt, mất nước...

Các ngày sau liều thuốc tiêm cho người bệnh được giảm dần.
Truyền Hydrocortison hemisuccinat liên tục và phối hợp cùng các phương pháp điều trị các bệnh khác nếu có.

Bệnh nhân có thể sử dụng một số loại dược phẩm giúp tăng cường chức năng gan, thận, bổ sung vitamin và dưỡng chất cho cơ thể.

Trên đây là một số thông tin về bệnh và cách điều trị suy thượng thận cấp. Nếu bạn thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường của bệnh hay nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị sớm nhé!

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2018

Làm thế nào để điều trị thiếu máu trong suy thận mạn?

Thiếu máu trong suy thận mạn là triệu chứng mà bất kỳ bệnh nhân suy thận mạn nào cũng gặp phải. Vậy làm sao để khắc phục tình trạng này?

Vì sao lại bị thiếu máu trong suy thận mạn? 

Thiếu máu là tình trạng rất dễ gặp ở các bệnh nhân bị suy thận mạn, nhất là những người bệnh trong giai đoạn cuối tình trạng thiếu máu lại càng trầm trọng. Vậy vì sao khi bị suy thận mạn lại dẫn đến thiếu máu?

Khi mắc bệnh thận mạn tính, số lượng các nephron chức năng nguyên vẹn giảm dần từ đó dẫn đến những hệ quả sau:



- Giảm chức năng ngoại tiết của thận. Nồng độ Creatinin, Urê, Acid uric và các sản phẩm của quá trình dị hóa protein trong máu tăng. Đây chính là các yếu tố khiến  cho đời sống hồng cầu giảm, tan huyết.

- Làm suy giảm chức năng nội tiết của thận: Những tế bào quanh ống thận sản xuất erythropoietin (hay EPO) giảm.

 - Thiếu sắt, các vitamin, acid folic,  protein - những nguyên liệu góp phần cấu tạo hồng cầu do cung cấp không đủ hoặc cơ thể kém hấp thu do bệnh về đường tiêu hóa.

Bạn đọc khám phá thêm:


Hậu quả khi bị thiếu máu trong suy thận mạn

Khi bị thiếu máu trong suy thận mạn, sự vận chuyển oxygen đến các mô, đặc biệt là cơ tim bị giảm sút khiến cho tim mạch thêm gánh nặng: tim nhịp nhanh, huyết áp tăng cao, suy tim, đột quỵ tim. Ngoài ra, tình trạng thiếu máu sẽ làm cho bệnh suy thận ngày càng thêm nặng, nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh.

Do đó nếu việc điều trị thiếu máu trong suy thận hiệu quả sẽ giảm tỉ lệ tử vong ở người bệnh,  tăng tỉ lệ sống đồng thời làm giảm các biến chứng tim mạch, làm chậm sự phát triển của suy thận mạn.

Cách điều trị thiếu máu do suy thận mạn 

Muốn điều trị thiếu máu trong suy thận mạn đạt hiệu quả cao nhất cần phải căn cứ vào mức độ suy thận và tình trạng thiếu máu của người bệnh để từ đó lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp. Điển hình đó là phương pháp điều trị thiếu máu bằng cách bổ sung thuốc chứa sắt cho cơ thể trong đó có 2 cách:

Sắt dùng theo đường uống: thường dùng sắt hóa trị 2 có thêm Acid Folic hoặc Vitamin C dưới dạng dung dịch, viên hoặc gói.  Có thể kể đến như: Fe-Folic, Ferrovit, Feryfol, Ferimax, Ferrograd, Fumafer-B9, Tardyferon-B9. Các loại thuốc này có tác dụng điều trị suy thận ở giai đoạn suy thận nhẹ và vừa.
Thuốc chứa sắt dùng theo đường tĩnh mạch:  Thường là sắt - Dextran, sắt - Sucrose, sắt - Gluconat. Trong đó sắt - Sucrose (Ferrioxidum Saccharafum) được sử dụng phổ biến hiện nay  vì tính hiệu quả cao và ít tác dụng phụ.


Từ năm 1983, nhờ  tái tạo gen, y học đã có một bước tiến mới khi sản xuất ra được Erythropoietin giống với Erythropoietin tự nhiên của con người và gọi là  rHuEPO - Erythropoietin người tái tổ hợp . Đây thực sự là một cột mốc lớn trong việc điều trị thiếu máu trong suy thận mạn,  phương pháp điều trị thay thế Erythropoietin nội sinh bằng Erythropoiesis – Stimulating Agents – ESAs được khởi xướng và ngày càng phát triển.

Hiện tại có 3 nhóm ESA để điều trị thiếu máu do suy thận mạn bao gồm:

- ESA tác dụng ngắn: EPO Alpha (Epogen, Eprex, Epokin), EPO Bêta (Neorecormon). Tần suất tiêm 2 - 3 lần/tuần.
- ESA tác dụng trung bình: Darbepoetin Alpha - Aranesp, tiêm 2 tuần 1 lần.
- ESA tác dụng dài: Mircera. Tiêm 4 tuần 1 lần

Một số khuyến cáo khi chữa thiếu máu do suy thận mạn

- Nên điều trị sớm khi Hemoglobin máu dưới 10g/dl.
- Không tự mình dùng thuốc, cần có chỉ định cụ thể từ y bác sĩ
- Cung cấp đủ sắt, Vitamin, Folate cho cơ thể
- Bổ sung các thực phẩm bổ máu trong khẩu phần ăn hàng ngày
- Trường hợp thiếu máu nặng cần truyền khối hồng cầu hoặc máu toàn phần.

Bạn đọc xem thêm: Video cảm động về bệnh suy thận mạn





Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2018

7 dấu hiệu suy thận ở nam giới thường gặp

Suy thận là căn bệnh mà bất kể ai cũng có nguy cơ mắc phải, nam giới cũng không ngoại lệ. Vậy những dấu hiệu suy thận ở nam giới là gì?

Bạn đọc quan tâm:


Những dấu hiệu suy thận ở nam giới


1.Cảm giác ớn lạnh

Khi bị suy thận, nam giới nói riêng và tất cả người bệnh nói chung thường có cảm giác bị ớn lạnh, rùng mình, bị sợ lạnh, thậm chí nhiều khi có bị lạnh đến khớp đầu gối và khuỷu tay. Kèm theo đó là các cơn đau nhức vùng lưng, đầu gối, người thương xuyên bị mệt mỏi.

Sốt ớn lạnh là một trong những dấu hiệu suy thận

2. Tiểu nhiều về đêm

Tiểu nhiều về đêm cũng là một trong những dấu hiệu suy thận ở nam giới thường gặp nhất đây chính là hiện tượng do thận khí hư, suy yếu gây ra. Người bệnh thông thường sẽ đi tiểu trên 2 lần vào ban đêm, thậm chí có thể 1 tiếng/ 1 lần làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ từ đó khiến sức khỏe cũng bị giảm sút.

Nếu bạn bị tiểu đêm nhiều lần thì cũng nên đi khám ngay

3. Bất thường khi đi tiểu

Không chỉ bị tiểu nhiều vào ban đêm, nam giới khi mắc suy thận còn xuất hiện những dấu hiệu bất thường khi đi tiểu như: Tiểu nhiều ban ngày, tiểu rắt, tiểu buốt, bí tiểu, nước tiểu nổi bong bóng, có mùi hôi khó chịu…

4. Khả năng sinh lý giảm sút

Thận là cơ quan có tác dụng duy trì sự cân bằng sinh lý cho cơ thể, vì thế không có gì khó hiểu khi khả năng sinh lý giảm sút là một trong những dấu hiệu suy thận ở nam giới dễ nhận biết nhất.

Phong độ giảm sút đột ngột bạn cũng nên đề phòng thận yếu
Khi ham muốn tình dục suy giảm, xuất tinh sớm, liệt dương, thậm chí là mất khả năng sinh lý…. sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và mối quan hệ vợ chồng.

5. Đau lưng

Khi thận bị tổn thương do bệnh suy thận, nam giới sẽ thường xuyên bị đau lưng, do nội thương và sức khỏe ngày một giảm sút,  mệt mỏi quá độ gây ra. Người bị nhẹ thì sẽ khó khom lưng hoặc đứng thẳng, còn khi bị nặng thì việc đi lại gặp nhiều khó khăn,ngoài đau lưng người nặng có thể bị đau nhức bàn chân..

Có cảm giác đau buốt ở vùng thắt lưng

6. Chóng mặt tai ù 

Đây cũng là một trong những dấu hiệu suy thận ở nam giới. Khi bị suy thận nhất là khi bệnh tiến triển ngày một nặng, người bệnh sẽ thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, đau đầu có thể cảm thấy buồn nôn, trong người nôn nao vô cùng khó chịu. Đồng thời người bệnh có thể bị ù tai, thính giác suy giảm.

Do thận chứa tinh sinh tủy, tủy tích tụ lại cho não khi các chức năng của thận bị ảnh hưởng có thể dẫn đến tủy không đủ, khiến cho não bị mất dinh dưỡng, xuất hiện những triệu chứng bất thường trên.

7.Các vấn đề về tiêu hóa

Khi bị suy thận các vấn đề về đường tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Cụ thể hơn nhiều nam giới sẽ bị rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày...

Những nam giới nào dễ mắc bệnh suy thận?

Nguyên nhân dẫn đến bệnh suy thận ở nam giới nói riêng bao gồm cả những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan:
- Những nam giới thường xuyên hút thuốc, uống rượu bia trong một khoảng thời gian dài khiến mất cân bằng độ PH trong cơ thể khiến thận phải hoạt động mạnh hơn để bù lại.
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ, đồ chiên dán, thức ăn nhanh, thực phẩm cay nóng.
- Thói quen uống trà đặc, cafe…
- Uống ít nước
- Lười vận động
- Bị thừa cân, béo phì
- Do bị căng thẳng, stress quá độ
- Do biến chứng của một số bệnh lý như: Sỏi thận, huyết áp cao, tiểu đường, bệnh lý ở thận.
- Người lạm dụng thuốc Tây, thuốc tráng dương...

Biết được những nguyên nhân và dấu hiệu suy thận ở nam giới rồi bạn hãy xây dựng cho mình một lối sống thật khoa học để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này đồng thời nếu thấy bất kỳ dấu nhiều nào bất thường trên hãy đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra và chữa trị kịp thời nhé!

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2018

Trị suy thận bằng bài thuốc dân gian - tại sao không?

Cho đến ngày nay việc điều trị suy thận vẫn gặp không ít khó khăn cả về phương pháp, chi phí và mức độ hiệu quả. Nhiều bệnh nhân đã tìm đến bài thuốc trị suy thận trong dân gian và thu lại được kết quả khả quan.

Hãy cùng chúng tôi khám phá những bài thuốc chữa suy thận từ những loại dược liệu quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày để tìm ra hướng chữa bệnh mới cho người bệnh nhé!

Trị suy thận bằng đỗ đen và cây nhọ nồi

Chuẩn bị 40g đỗ đen rang cháy vừa tới cùng 30g cây cỏ nhọ nồi rửa sạch thái nhỏ, phơi khô rồi sao vàng. Đem 2 vị thuốc này sắc cùng 2 lít nước, đun sôi khoảng 15 phút thì đem chắt nước thuốc ra bát, để nguội uống sau bữa ăn. Thực hiện đều đặn hàng ngày trong khoảng 1 - 2 tháng những triệu chứng của bệnh suy thận sẽ giảm dần, cơ thể người bệnh sẽ khỏe hơn, dễ chịu hơn.

Chữa suy thận với rau ngổ

Rau ngổ còn được gọi với nhiều cái tên như ngò om, ngổ hương, ngổ điếc… tùy theo cách gọi của từng vùng miền. Rau ngổ không chỉ là một loại rau gia vị, rau thơm được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn của người Việt mà đây còn là một vị thuốc có thể hỗ trợ điều trị nhiều bệnh.

Trong Đông y, rau ngổ có vị cay, mùi thơm, tính mát, vị hơi chát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, chống sưng, trừ viêm,  giảm đau và sát trùng đường ruột… Từ lâu rau ngổ đã được dùng để chữa trị nhiều bệnh như: Sốt, cảm, tiểu đường, chống lão hóa, phòng bệnh ung thư và đặc biệt rau ngổ là một loại dược phẩm có tác dụng cải thiện các chức năng cho thận, hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận hiệu quả -  một trong những nguyên nhân gây ra bệnh suy thận.

Rau ngổ trong điều trị bệnh thận
Cách làm như sau: Chuẩn bị 1 nắm rau ngổ khoảng chừng 50g, đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ những vi khuẩn, sán… bám vào thân cây.

Rau ngổ sau khi rửa sạch đem để ráo nước rồi giã nhỏ lấy nước ép hoặc có thể làm sinh tố uống 2 lần mỗi ngày sau bữa sáng và bữa tối.
Áp dụng bài thuốc trị suy thận này sau 1 thời gian bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi trong cơ thể.

Trị suy thận bằng cây bòng bong 

Cây bòng bong có nhiều tên gọi khác như: cây thòng bong, dương vong, hải kim sa hay thạch vĩ dây...  Đây là loại cây mọc dại, nhưng ít ai có thể ngờ rằng chính loại cây mọc dại này có thể điều trị suy thận giai đoạn đầu vô cùng hiệu quả.

Theo Đông y, bòng bong có vị ngọt, tính mát, lợi tiểu, có tác dụng chữa trị nhiều bệnh như: Chứng bí tiểu, tiểu rắt, tiểu đêm, sỏi mật, sỏi thận, viêm thận…Để chữa trị suy thận bằng cây bòng bong người bệnh cần chuẩn bị những vị thuốc sau:

25g bòng bong, 25g mã đề, 15g rễ cỏ tranh và 15g kim tiền thảo. Đem tất cả  các vị thuốc trên sơ chế qua rồi sắc kĩ với 2 lít nước. Nước thuốc dùng uống hàng ngày sau mỗi bữa ăn.

Bài thuốc dân gian trị suy thận với cây mực

Cây mực còn được gọi là phèn đen có hình dáng khá giống với cây rau ngót. Theo Y học cổ truyền, cây mực có tính mát có tác dụng điều trị chứng bí tiểu, tiểu rắt, tiểu có mủ do viêm nhiễm, trị chảy máu chân răng, chữa rắn độc cắn…

Đặc biệt khi cây mực kết hợp với 3 vị thuốc nam khác như cây quýt gai, cây muối, cây nổ, sẽ đem đến bài thuốc trị suy thận rất công hiệu.

Cây cỏ mực trong trị bệnh suy thận


Cách làm như sau: Chuẩn bị 4 loại thuốc nam trên mỗi thứ 20g, đem rửa sạch, thái nhỏ rồi phơi khô sau đó sắc với 2 lít nước. Khi trong ấm cạn còn khoảng 700ml - 800ml thì chia ra uống trong ngày sau khi ăn.

Những lưu ý khi trị suy thận bằng bài thuốc dân gian để đạt hiệu quả cao nhất 

Những bài thuốc trị suy thận theo Đông y trên chỉ có tác dụng với những bệnh nhân mắc suy thận giai đoạn đầu. Thực hiện đều đặn theo đúng liều lượng sẽ giúp bệnh nhân giảm bớt đau đớn và biến chứng mà căn bệnh suy thận gây ra đồng thời ngăn chặn tình trạng phát triển của bệnh.

Để quá trình điều trị bệnh đạt kết quả cao, người bệnh cần cần lưu ý những điều sau:

Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học hợp lý

Uống đủ 1.5 lít - 2 lít nước mỗi ngày, trong trường hợp suy thận nặng cần hạn chế uống nước.
Không nhịn tiểu, không ăn quá mặn, không sử  dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, cafe…
Tăng cường ăn các loại rau, củ, quả có màu đậm như: Cà chua, cà rốt, nho, cam, quýt, bưởi...
Vận động thường xuyên đặc biệt nên tập các bài tập yoga, hoặc các động tác kéo duỗi chân bởi chúng sẽ hỗ trợ tăng cường khả năng hoạt động của thận.
Thường xuyên kiểm tra định kỳ để theo dõi bệnh tình, trong trường hợp khi áp dụng những bài thuốc trị suy thận trên không có hiệu quả, người bệnh cần đến các cơ sở y tế hoặc phòng khám Đông y để lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp hơn.


 

Sample text

Sample Text

Sample Text

 
Blogger Templates