Pages

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018

22 nguyên nhân gây bệnh sỏi thận mà bạn nên biêt

Có rất nhiều nguyên nhân gây sỏi thận, bài viết sau đây Hòa Minh Đường tổng hợp 22 nguyên nhân gây sỏi thận mà bạn và gia đình cần phải quan tâm.

Bạn đọc có thể khám phá:


1. Uống không đủ nước:

Đây là nguyên nhân gây sỏi thận đầu tiên mà chúng ta cần quan tâm. Các chuyên gia cho rằng, uống ít nước sẽ khiến hệ tiết niệu ít việc, lượng nước tiểu lưu cữu, trở nên đậm đặc, chất đọng lại tăng lên, như thế dễ hình thành nên sỏi thận và sỏi đường tiết niệu.



Do đó, bạn hãy uống đủ lượng nước mỗi ngày để làm tăng lượng bài tiết nước tiểu, làm loãng nước tiểu cũng như làm giảm thấp nồng độ tinh thể trong nước tiểu, có lợi cho phòng chống sỏi thận và làm cho sỏi bài tiết ra ngoài. Vì vậy, bạn hãy uống đủ 2.000ml nước mỗi ngày ngay cả khi không khát nhé và tốt nhất là nên uống nước lọc.

2. Khó tiểu:

Do đường tiểu có vấn đề làm cho nước tiểu không thoát được hết ra ngoài. Để lâu ngày bị tích trữ, lắng đọng và tạo thành sỏi.

3. Người bị u xơ tiền liệt:

Do bị u xơ tiền liệt tuyến khiến cho nước tiểu bị đọng lại các khe.

4. Người bị bệnh phải nằm lâu ngày:

Người bệnh bị chấn thương nặng như ở đùi, phải nằm một chỗ ít đi lại và uống nhiều sữa, ít nước cũng có thể dẫn tới sỏi thận.

5. Chế độ ăn uống không hợp lý:

Do không cân bằng được khẩu phần ăn hoặc do ăn quá nhiều rau, quá nhiều thịt cũng là nguyên nhân gây sỏi thận.

6. Do bị nhiễm trùng bộ phận sinhh dục:

Vệ sinh không sạch sẽ dẫn tới vi trùng có cơ hội xâm nhập gây viêm đường tiết niệu, tạo mủ khiến lắng đọng các chất bài tiết của cơ thể từ đó hình thành sỏi.

7. Lười ăn sáng:

Những người làm việc bận rộn, thiếu thời gian thường hay bỏ bê bữa ăn sáng của mình và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận. Giới văn phòng là tâm điểm của thói quen xấu này.

Với nhiều lý do khác nhau như: do vội đi làm không kịp ăn, có người vì giảm béo, không muốn ăn. Tuy nhiên, thói quen tưởng vô hại này lại là nguyên nhân gây sỏi thận cho nhiều người.

Theo chuyên gia sức khỏe, nguy cơ gây ra bệnh sỏi thận do không ăn sáng khá lớn. Điều này là do cơ thể sau khi trải qua một đêm dài nghỉ ngơi, cần bổ sung năng lượng. Túi mật sẽ bài tiết dịch mật vào buổi sáng, chuẩn bị trước cho việc tiêu hóa thức ăn.

Nếu không ăn sáng, mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn, thời gian dài như thế, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol từ trong mật tiết ra sẽ dễ hình thành nên sỏi thận.

8. Không thích vận động:

Các chuyên gia chỉ ra, nếu con người ta ít vận động, vừa không có lợi cho việc hấp thụ can-xi, khiến lượng can-xi bài tiết vào nước tiểu tăng lên, gây ra sỏi thận hoặc sỏi đường tiết niệu.

Lười vận động cũng là nguyên nhân dẫn đến sỏi thận
Đồng thời, thành bụng trong cơ thể sẽ lỏng lẻo, gây ra sa nội tạng, chèn ép ống mật, làm cho dịch mật không bài tiết được gây ra tích tụ, từ đó hình thành nên sỏi mật.

9. Ăn quá nhiều dầu mỡ:

Những bữa tiệc luôn đi kèm với thịt cá, dầu mỡ… Ăn quá nhiều chất dầu mỡ chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận. Bởi vì thức ăn giàu protit và chất béo sẽ tăng thêm hàm lượng cholesterol trong dịch mật, hình thành nên sỏi.

10. Ngồi quá nhiều:

Ngồi là tư thế nhân viên bàn giấy thực hiện nhiều nhất trong suốt 8 tiếng làm việc. Tư thế thụ động này khiến cơ thể kém hấp thụ chất canxi. Do đó, lượng canxi bài tiết vào nước tiểu nhiều hơn và lắng đọng thành sỏi.

11. Ăn quán nhiều:

Vì nhiều lý do công việc khác nhau mà một bộ phận khá đông phải thường xuyên ăn cơm ở các quán ăn. Phương án này tiết kiệm rất nhiều thời gian so với tự nấu ăn ở nhà. Tuy nhiên, thức ăn ngoài quán thường dùng nhiều dầu mỡ, dầu chiên lại nhiều lần và khó đảm bảo an toàn vệ sinh. Cholesterol xấu trong thức ăn là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh sỏi mật.

12. Nhịn tiểu:

Nhịn tiểu lâu làm nước tiểu bị kiềm hóa, trở thành môi trường cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, đồng thời dễ hình thành sỏi amoni-magie-phosphate.

Nhịn tiểu rất dễ dẫn đến sỏi thận

13. Thiếu canxi:

Nếu chế độ ăn không đủ canxi, thì các oxalate thường liên kết với canxi trong đường tiêu hóa sẽ liên kết với canxi trong nước tiểu và dẫn đến hình thành sỏi thận.

14. Nghiền món rau trộn:

Bạn ăn đúng những thứ khuyến cáo nhưng cuối cùng vẫn phải đi khám tiết niệu? Lý do một lần nữa là các oxalate. Những chất này được tìm thấy nhiều trong các loại rau lá xanh như rau bina (rau bó xôi, rau chân vịt), rau đại hoàng và củ cải đỏ. Các oxalate này liên kết với canxi trong ruột và được bài tiết qua đường tiết niệu, tiến sĩ Roger L. Sur, Đại học California San Diego cho biết.

Khi lượng oxalate quá nhiều, chúng sẽ tích lại trong nước tiểu và dẫn đến sỏi thận. Điều này không có nghĩa là bạn không nên ăn rau xanh. Tuy nhiên, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ để chuyển sang những loại ít oxalate như cải xoăn (kale) thay rau bó xôi, hay súp lơ thay vì rau dền.

15. Chế độ ăn nhiều muối

Chế độ ăn nhiều muối có thể là nguyên nhân của nhiều bệnh, trong đó có nguyên nhân gây sỏi thận. Tiêu thụ nhiều muối (sodium) làm tăng sự bài tiết canxi của thận.

Các chuyên gia khuyến cáo, nên hạn chế tiêu thụ muối xuống mức 2.300 mg một ngày. Những người bị huyết áp cao thì nên hạn chế xuống mức 1.500 mg một ngày.

16. Không ăn các loại trái cây họ cam, quýt:

Nếu không thể nhớ lần cuối cùng ăn chanh hay bưởi thì đây là lý do bạn nên thay đổi. Những loại quả có múi như cam, quýt, bưởi… chứa citrate, giảm nguy cơ bị sỏi thận, theo tiến sĩ Gupta.

17. Ăn quá nhiều thịt:

Ăn quá nhiều thịt gia cầm và thịt đó cũng làm tăng nguy cơ bị sỏi. Một nghiên cứu năm 2014 chỉ rằng với những người ăn rau và cá, nguy cơ bị sỏi thận thấp hơn 30-50% so với những người mỗi ngày ăn 100 g thịt.

18. Nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát:

Thường xuyên bị nhiễm trùng đường tiết niệu cũng là một trong những nguyên nhân gây sỏi thận mà chúng ta không thể bỏ qua. Không phải tất cả viên sỏi đều gây đau thì một số cơ thể tự thải ra ngoài mà bạn không hề biết.

Tuy nhiên, viên sởi ở trong đường tiết niệu và ngăn cản dòng chảy của nước tiểu, điều này có thể dẫn đến viêm đường tiết niệu. Vì thế, nhiễm trùng đường tiết niệu có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị sỏi thận mà không biết.

19. Sử dụng quá nhiều thuốc nhuận tràng:

Thuốc nhuận tràng đã tồn tại từ rất lâu và dường như nhiều người có thói quen lạm dụng hoặc sử dụng sai loại thuốc này. Ở những người lớn tuổi, để đối phó với chứng táo bón họ có thói quen uống thuốc nhuận tràng hằng ngày. Tuy nhiên, lạm dụng loại thuốc này có thể cản trở khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng thuốc và làm mất cân bằng điện giải, có mối liên quan đến sỏi thận.

20. Cân nặng:

Chị em bị béo phì có nguy cơ bị sỏi thận cao hơn 35% so với những người có thân hình gọn gàng, theo một nghiên cứu năm 2011. Các nhà nghiên cứu không chắc lý do, tuy nhiên sự thay đổi độ pH trong nước tiểu – gây tích tụ axít uric là nguyên nhân gây sỏi thận.

Chữa sỏi là một quá trình điều trị lâu dài, đi kèm những cơn đau và nguy cơ viêm nhiễm. Vì vậy, nên chọn các bài thuốc Đông y an toàn được chuyên gia khuyên dùng, có tác dụng tống sỏi ra khỏi cơ thể, đồng thời giảm đau, kháng viêm.

21. Nhiễm trùng đường tiết niệu

 - Tổn thương ở vùng dưới liên bào của gai thận( trong trường hợp bị nhiễm trùng hay ngộ độc ) hình thành một đám vôi và sỏi sẽ hình thành từ đám vôi đó.

 - Nước tiểu bị ứ đọng lâu sẽ gây nhiễm trùng và sinh sỏi

 -  Do rối loạn chuyển hoá các chất Oxalat, Urats, đặc biệt là rối loại chuyển hoá canxi. Can xi tăng quá mức bình thường trong nước tiểu. Tăng can xi do chế độ ăn hoặc do rối loạn tuyến nội tiết, nhất là do cường tuyến cận giáp trạng.

- Thiếu vitamin A: Tạo điều kiện làm sừng hoá tổ chức liên bào đài để thận.

22. Ăn quá mặn

Trong số các vấn đề tiềm ẩn gây ra bởi thiếu muối thì bệnh sỏi thận nằm cuối cùng của danh sách. Khi lượng natri nạp vào cơ thể hằng ngày tăng sẽ gia tăng sự bài tiết canxi trong thận. Các chuyên gia khuyến cáo, chúng ta chỉ nên sử dụng 2300mg muối/ngày, riêng đối với những người mắc bệnh huyết áp thì nên giảm lượng muối sử dụng hằng ngày xuống 1500mg.

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2018

Cách nhận biết bệnh sỏi thận và cách điều trị

Cách nhận biết bệnh sỏi thận, các triệu chứng của bệnh sẽ giúp người bệnh có thể phát hiện và điều trị sớm. Bệnh sỏi thận nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm với sức khỏe.

Cách nhận biết bệnh sỏi thận đơn giản

Bệnh sỏi thận là căn bệnh không còn xa lạ với nhiều người. Bệnh này có tỉ lệ người mắc ngày càng cao, với độ tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ.



Sỏi thận là căn bệnh do các khoáng chất có trong nước tiểu như muối oxalate, canxi, axit uric không được hòa tan mà tích tụ tạo thành kết tủa gây sỏi ở thận. Bệnh sỏi thận thường được biểu hiện ở những đặc điểm sau:

Đau

Đau là triệu chứng nhận biết bệnh sỏi thận đầu tiên. Cơn đau bắt nguồn từ thắt lưng sau đó lan xuống hông rồi lan xuống đùi, ở một số người, các cơn đau có thể kéo dài và lan xuống bộ phận sinh dục. Tùy thuộc vào vị trí, số lượng và kích thước sỏi, các sơn đau có thể dữ dội hoặc âm ỉ.

Đỏ đau khi bị sỏi thận
Nguyên nhân dẫn đến các cơn đau là do sỏi thận di chuyển trong đường tiết niệu gây ra các cơn co thắt và gây tắc đường tiết niệu. Tắc đường tiết niệu sẽ khiến thận bị ứ nước, tạo áp lực lên vùng bể thận tạo ra những cơn đau quặn thắt.

Những cơn đau sỏi thận thường kéo dài từ 20-60 phút, thậm chí có thể kéo dài đến vài giờ.

Tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu

Người bị sỏi thận thường xuất hiện tình trạng đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt. Sỏi di chuyển từ bàng quang ra niệu đạo sẽ khiến người bệnh bị tiểu buốt, tiểu ra máu. Nước tiểu có màu hồng hoặc màu sẫm người bệnh có thể quan sát bằng mắt thường.

Buồn tiểu nhiều lần liên tiếp

Buồn nôn, nôn mửa

Buồn nôn và nôn mửa là hiện tượng đi kèm cùng các cơn đau sỏi thận. Khi phải chịu đựng các cơn đau, người bệnh có thể bị nôn bởi đây là cách duy nhất giúp loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể khi thận bị mất chức năng bài tiết.

Buồn nôn do sỏi thận

Sốt cao

Sốt cao cũng là một trong những dấu hiệu đi kèm các cơn đau giúp nhận biết bị sỏi thận. Những cơn đau dữ dội kèm theo là tình trạng sốt cao, rét run là dấu hiệu của viêm thận - bể thận cấp.

Đau khi ngồi lâu

Người bị sỏi thận sẽ cảm thấy đau khi ngồi yên, đứng yên một chỗ quá lâu. Sỏi thận có kích thước lớn sẽ gây áp lực lên các khu vực xung quanh đồng thời khiến chúng cọ xát vào nhiều cơ quan nội tạng khác khiến người bệnh cảm thấy đau.

Cách điều trị bệnh sỏi thận

Để điều trị bệnh sỏi thận, người bệnh có thể áp dụng nhiều phương pháp như: sử dụng bài thuốc dân gian, sử dụng phương pháp phẫu thuật mổ nội soi hoặc tán sỏi qua da. Những biện pháp trên mang lại tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Tùy thuộc vào vị trị và kích thước sỏi người bệnh có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Với những sỏi có kích thước nhỏ, người bệnh có thể tự điều trị bằng cách uống nhiều nước hoặc thuốc lợi tiểu sẽ giúp đẩy sỏi ra ngoài cơ thể thông qua đường nước tiểu hiệu quả.

Với những người bị sỏi có kích thước lớn, người bệnh nên đến bệnh viện để nhận được sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tùy thuộc vào vị trí, kích thước người bệnh có thể áp dụng phương pháp tán sỏi qua da hoặc phẫu thuật mổ nội soi.

Ngoài ra, để điều trị bệnh sỏi thận, người bệnh có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian cũng mang lại hiệu quả bất ngờ. Một số cây thuốc nam thường được sử dụng để chữa bệnh đó là: cây kim tiền thảo, cây mã đề, râu ngô, quả chuối hột, quả đu đủ xanh, cây rau ngổ, ngò gai…

Cách phòng tránh bệnh sỏi thận 

Để ngăn ngừa và phòng chống bệnh sỏi thận tái phát, người bệnh cần có chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt khoa học hợp lý. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Dưới đây là một số cách giúp phòng bệnh sỏi thận hiệu quả:

  • Uống nhiều nước, mỗi ngày uống từ 2-3 lít nước, chia đều trong các khoảng thời gian trong ngày.
  • Bổ sung đầy đủ lượng canxi cho cơ thể bằng cách uống sữa tươi, ăn các thực phẩm chế biến từ sữa như phô mai, sữa chua…
  • Ăn nhạt, hạn chế ăn muối để không gây hại cho thận.
  • Tích cực ăn các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau xanh, hoa quả vừa tốt cho hệ tiêu hóa, vừa làm giảm nguy cơ mắc sỏi thận.
  • Hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều protein như: thịt gà, thịt trâu, thịt bò, các thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chứa chất kích thích…

Ngoài ra, người bệnh nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe để có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Bạn đọc có thể quan tâm:





Thứ Ba, 29 tháng 5, 2018

Điều tri sỏi thận bằng dầu oliu như thế nào?

Tri sỏi thận bằng dầu oliu là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả chữa bệnh cao. Dầu oliu giúp bào mòn sỏi và loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể bằng đường nước tiểu hiệu quả.

Điều trị sỏi thận bằng dầu oliu có tốt không?

Sỏi thận là căn bệnh không còn quá xa lạ với nhiều người. Sỏi thận là bệnh về đường tiết niệu do các chất có trong nước tiểu như: muối oxalate và canxi không được hòa tan mà bị tích tụ tạo thành kết tủa hình thành sỏi trong thận.

Bệnh sỏi thận nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như: suy thận, vỡ thận, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.



Để điều trị bệnh sỏi thận, người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc chữa bệnh dân gian hoặc sử dụng phương pháp Tây y tùy thuộc vào vị trí và kích thước của sỏi.

Với những sỏi có kích thước nhỏ, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà bằng cách uống nhiều nước hoặc sử dụng các bài thuốc lợi tiểu sẽ giúp loại bỏ sỏi ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu.

Với những sỏi có kích thước lớn người bệnh nên áp dụng các phương pháp tán sỏi qua da hoặc mổ nội soi sẽ giúp loại bỏ sỏi nhanh chóng.

Ngoài ra, để điều trị bệnh sỏi thận người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian cũng mang lại hiệu quả bất ngờ. Trong đó, điều trị sỏi thận bằng dầu oliu là một trong những bài thuốc được nhiều người áp dụng, có tác dụng loại bỏ sỏi ra ngoài cơ thể nhanh chóng, hiệu nghiệm.

Dầu oliu chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Khi sử dụng kết hợp với chanh, bia, dầu oliu có tác dụng chữa bệnh hiệu quả.

Axit axetic có trong nước cốt chanh giúp làm tan sỏi, bào mòn sỏi thành những mành nhỏ hơn. Trong khi đó, dầu ô liu lại giúp tạo thành một lớp bảo vệ bên trong các ống nước tiểu. Từ đó sử dụng dầu oliu kết hợp với chanh sẽ giúp đào thải sỏi ra ngoài cơ dễ dàng thông qua đường nước tiểu.

Ngoài ra, dầu oliu còn rất tốt với thận, giúp tăng cường và bảo vệ chức năng thận. Sử dụng dầu oliu cùng nước cốt chanh sẽ giúp giảm đau do sỏi thận gây ra.

Bạn có thể xem thêm:


Bài thuốc trị sỏi thận bằng dầu oliu

Để điều trị bệnh sỏi thận, người bệnh có thể sử dụng kết hợp dầu oliu với chanh và bia sẽ mang lại hiệu quả tuyệt vời.

Cách dùng như sau: Vắt lấy nước ba quả chanh vào chén ăn cơm hoặc ly uống nước, chế thêm ba muỗng dầu Ô liu vào khuấy đều. Mỗi ngày uống từng đó. Dùng liên tục trong vòng hai tuần, sau đó đi kiểm tra xem kết quả thế nào.



Nếu gần hết hãy dừng lại vài ngày rồi uống tiếp cho hết hẵn. Theo như chị Loan kể chị dùng một tháng liên tục đã hết hẵn sạn thận đó các bạn ạ, thời gian khỏi tuỳ cơ địa từng người.

Nếu dùng một tháng mà chưa khỏi hẵn các bạn nên ngưng lại vài tuần rồi lại lặp lại sau đó đi kiểm tra lại xem kết quả thế nào nhe. Đối với các bạn bị đau dạ dày nên uống thuốc sau bửa ăn chính nhe, một lần một ngày.

Cách 1: Sử dụng dầu oliu, nước cốt chanh và bia

Bước 1: Chọn quả chanh tươi, rửa sạch rồi vắt lấy nước cốt, chuẩn bị một cốc bia.
Bước 2: Trộn đều dầu oliu, nước cốt chanh và bia với số lượng như nhau sau đó đổ vào bình thủy tinh. Mỗi ngày uống khoảng 50 ml hỗn hợp sau khi thức dậy, trước khi ăn sáng 30 phút.

Cách 2: Sử dụng dầu oliu và chanh

Đối với những sỏi có kích thước dưới 10mm, người bệnh có thể hòa 6-7 muỗng dầu oliu cùng 6-7 muỗng nước cốt chanh cho vào nồi rồi đun sôi. Dùng sau 3-4 giờ, người bệnh nên tiểu ra bô để quan sát nước tiểu. Nếu đáy bô có cặn trắng chứng tỏ phương pháp này giúp loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể hiệu quả.

 Những lưu ý khi điều trị sỏi thận bằng dầu oliu 

Mặc dù dầu oliu có rất nhiều công dụng với sức khỏe, tuy nhiên nếu quá lạm dụng có thể gây một số biến chứng với sức khỏe người dùng. Dầu oliu có chứa một lượng chất béo đơn bão hòa lớn nên người dùng chỉ cần sử dụng 2 muỗng nhỏ dầu oliu là đủ.

Sử dụng quá nhiều dầu oliu sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như: xơ vữa động mạch, đau tim, béo phì, đột quỵ…

Tùy cơ địa của từng người nên bài thuốc sử dụng dầu oliu để chữa sỏi thận sẽ có tác dụng nhanh chậm khác nhau. Người bệnh cần kiên trì điều trị bệnh sẽ giúp bệnh được điều trị dứt điểm.

Ngoài ra, người bệnh nên kiểm ra kích thước sỏi trước và sau khi điều trị bằng phương pháp này để theo dõi bệnh. Nếu kích thước sỏi không thay đổi hoặc to hơn, người bệnh nên tham khảo các phương pháp khác từ bác sĩ.

Ngoài việc sử dụng dầu oliu để điều trị bệnh sỏi thận, người bệnh có thể sử dụng một số bài thuốc khác để chữa sỏi thận như: Sử dụng quả đu đủ xanh, quả dứa, râu ngô, rau dền gai, hoặc các cây thuốc nam như mã đề, kim tiền thảo, lá trầu bà…

Sử dụng những bài thuốc nam sẽ giúp bệnh được điều trị dứt điểm, an toàn, chi phí thấp mà không làm người bệnh cảm thấy đau đớn như khi sử dụng phương pháp phẫu thuật.

Để bài thuốc chữa sỏi thận bằng dầu oliu mang lại hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý, uống nhiều nước, mỗi ngày từ 2-3 lít, tích cực ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau xanh và hoa quả, hạn chế ăn mặn, ăn những thực phẩm chứa nhiều protein, thực phẩm đóng hộp…

Hi vọng với bài thuốc này sẽ giúp điều trị bệnh sỏi thận hiệu quả, người bệnh có thể áp dụng dễ dàng, đơn giản.





Thứ Hai, 28 tháng 5, 2018

Hoa đu đủ đực chữa sỏi thận hiệu nghiệm như thế nào?

Đu đủ là loài cây ăn quả quen thuộc trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Hoa đu đủ là loài hoa đơn tính. Sau khi hoa đu đủ cái đậu qủa, hoa đu đủ đực sẽ rụng xuống đất, tưởng như đã công hiến hết công dụng nhưng bạn có biết rằng còn có thể tận dụng hoa đu đủ đực chữa sỏi thận và rất nhiều các bệnh khác? Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vị thuốc tuyệt vời này của tự nhiên nhé.

1/ Tìm hiểu về hoa đu đủ

Đặc điểm của hoa đu đủ

Hoa đu đủ thường có màu trắng hoặc hơi xanh, mọc thành cụm, phân thành nhiều nhánh. Cây đu đủ đực thường thấp, nhỏ hơn cây đu đủ cái và chỉ ra hoa, không kết quả.

Hình ảnh hoa đu đủ đực trong tự nhiên
Tuy không có giá trị cung cấp thực phẩm nhưng mọi bộ phận của cây đu đủ đực đều có thể dược sử dụng làm thuốc. Hoa đu đủ được chính là bộ phận chứa nhiều dược tính nhất.

Công dụng chữa bệnh của hoa đu đủ

Trong Đông y, đu đủ là một vị thuốc có tính ôn, giúp tiêu viêm, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng,… nên thường được sử dụng để điều trị sỏi thận và các các chứng bệnh về tiểu tiện như đái buốt, đái rắt, đái ra máu,...

Trong đu đủ chứa rất nhiều chất vi lượng và vitamin như magie, canxi, sắt, kẽm, kali, vitamin A, B1, B2 và C,… giúp bổ máu, sáng mắt và làm tăng hoạt động của hệ miễn dịch.

Đặc biệt, tiền chất vitamin A - sắc tố beta carotene có chứa nhiều nhất trong hoa đu đủ là chất chống oxi hóa, chống khô da, ngăn ngừa ung thư,… vô cùng hiệu quả.

Hoa đu đủ không chỉ được sử dụng để làm tan sỏi thận mà còn có thể điều trị sốt rét, trị ho, trị rắn độc cắn, trị giun sán và nhiều bệnh khác.

2/ Bài thuốc dùng hoa đu đủ đực chữa sỏi thận

Chuẩn bị: Thu hái hoa đu đủ đực, rửa sạch và phơi khô. Sau đó bảo quản ở nơi khô ráo để sử dụng dần.
Hoa đu đủ đực sấy khô dùng trong đông y
Điều chế:
-         Bước 1: Lấy 150g hoa đu đủ sao vàng
-       Bước 2: Sắc hoa đu đủ với 4 bát nước. Sắc cho tới khi nước cạn còn 2/3 thì chắt ra uống, chia ra uống 3 lần trong ngày.

Một lộ trình điều trị cần duy trì trong 7 ngày. Sau đó, cần đi thăm khám bác sĩ để kiểm tra xem bệnh đã thuyên giảm chưa để có thể những điều chỉnh phù hợp. Nếu kích thước sỏi giảm bớt thì sử dụng tiếp 1 liệu trình điều trị nữa sau 2-3 ngày, sử dụng cho tới khi hết sỏi hoàn toàn.

Nếu thấy việc điều trị không hiệu qủa thì cần chuyển sang phương pháp điều trị khác bởi việc sử dụng hoa đu đủ đực chữa sỏi thận hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Ngoài ra việc ăn đu đủ thường xuyên cũng là 1 phương pháp phòng tránh bệnh sỏi thận hiệu quả.

Bạn đọc có thể xem thêm:


3/ Những lưu ý khi sử dụng hoa đu đủ đực chữa sỏi thận

-         Cần kiên trì trong thời gian dài
-         Không sử dụng hoa đu đủ đực chữa sỏi thận cho bệnh nhân có kích thước sỏi lớn trên 15mm và phụ nữ đang mang thai
-          Khi sử dụng hoa đu đủ đực chữa sỏi thận bạn cũng cần phải kết hợp với 1 chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý để bài thuốc phát huy công dụng tốt nhất và ngăn ngừa việc hình thành những viên sỏi mới gây tái phát bệnh như: uống nhiều nước, giảm lượng muối, chất béo, đạm được đưa vào cơ thể, tăng cường ăn nhiều rau xanh và các thực phẩm có khả năng làm tan sỏi, tăng cường các hoạt động thể dục thể thao, tránh xa chất kích thích, không thức khuya, ăn uống điều độ,…

4/ Các bài thuốc chữa bệnh khác từ hoa đu đủ đực


Chữa đái rắt, đái buốt, đau niệu đạo, bí tiểu

Chuẩn bị: 40g hoa đu đủ đực, 50g lá bạc thau, 40g đậu đen, 4g phác tiêu
Điêù chế: Sắc hõn hợp đã chuẩn bị, lấy nước uống, ngày uống 3 lần trước khi ăn.

Chữa ho gà

Chuẩn bị: 20g hoa đu đủ đực, sao vàng; 20g vỏ quýt; 20g rễ dâu, tẩm mật ong, sao vàng; 12g bách lộ, 12g phèn phi.
Điều chế: Tán nhỏ hỗn hợp đã chuẩn bị thành bột mịn. Mỗi ngày lấy 15-24g, chia làm 3 lần uống.

Chữa ho, mất tiếng

Mỗi ngày chuẩn bị: 15g hoa đu đủ đực, 15g hẹ, 10g hạt chanh.
Điều chế: Nghiền nát hỗn hợp đã chuẩn bị trên, hòa cùng 20ml nước, chia ra uống 3 lần trong ngày. Uống trong 3 đến 5 ngày sẽ thấy ngay hiệu quả. Bạn có thể uống cùng mật ong hoặc đường cho dễ uống.

Chữa viêm họng

Chuẩn bị: 15g hoa đu đủ đực, 10g xạ can, 10g mạch môn, 10g lá húng chanh
Điều chế: Cho hỗn hợp đã chuẩn bị vào bát, thêm vào nửa thìa cà phê muối, hấp chín. Sau đó nghiền nát. Mỗi ngày lấy ra một ít ngậm rồi nuốt dần 2 đến 3 lần.

Hỗ trợ điều trị ung thư

Theo nghiên cứu, hoa đu đủ đực còn có khả năng hỗ trợ điều trị ung thư an toàn mà hiệu quả như sau:
Hoa đu đủ đực rửa sạch, phơi khô, bảo quản nơi khô ráo. Mỗi ngày lấy 30 – 50g hoa đu đủ khô sắc với 2 lít nước. Khi nước cạn còn khoảng 3 chén thì chắt ra uống. Uống 3 lần trong ngày, mỗi lần uống 1 chén trước bữa ăn. Uongs đều đặn trong vòng 1 - 2 tháng.

Trên đây là các chia sẻ về cách sử dụng hoa đu đủ đực chữa sỏi thận. Hi vọng những thông tin trên đây có thể phần nào giúp ích được quá trình điều trị bệnh của bạn. Chúc các bạn sớm có một sức khỏe thật tốt!

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2018

Bài thuốc chữa sỏi thận bằng rau sam

Chữa sỏi thận bằng rau sam là bài thuốc dân gian an toàn, hiệu quả nhưng lại ít người biết đến. Hãy cùng chúng tôi khám phá chi tiết trong bài viết này.

Liệu rằng bài thuốc này có thực sự hiệu quả như mọi lời đồn?

Bạn biết gì về rau sam?

Mô tả

Rau sam là loại rau mọc hoang rất nhiều ở nước ta nhất là các vùng quê, chúng có tên khoa học là Portulaca Oleracea L. Thân rau sam cao từ 1 đến 30cm, gồm nhiều cành nhẵn màu đỏ nhạt, thường mọc bò lan trên mặt đất. Lá rau sam có hình bầu dục, phần đáy lá hơi nhọn, không có cuống, mặt lá láng. Hoa của rau sam có mày vàng và xuất hiện vào cuối xuân cho tới giữa thu. 

Rau sam trong tự  nhiên
Loại rau này rất dễ trồng, phát triển rất nhanh không mất công chăm sóc. Ngày ngay nhiều người trồng rau sam để ăn và chữa bệnh. 

Rau sam trong đông y

Theo Đông y, cây rau sam không có độc tính, chúng chứa các kháng sinh tự nhiên, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng. Chính bởi thế mà từ lâu rau sam đã được coi là một vị thuốc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh trong đó có bài thuốc chữa sỏi thận bằng rau sam đem lại hiệu quả rất cao, nhiều người áp dụng thành công và đã có thể điều trị dứt điểm căn bệnh dai dẳng này.

Nhân dân Việt Nam và Trung Quốc dùng rau sam làm thuốc chữa lỵ trực tràng, giã nát đắp mụn nhọt, làm thuốc lợi tiểu tiện, tẩy giun kim.

Tính chất của rau sam theo các tài liệu cổ: Vị chua, tính hàn (lạnh), không có độc, vào ba kinh: tâm, can và tỳ. Trị huyết lỵ (lỵ ra máu), tiểu tiện đục, khó khăn (lâm bệnh), trừ giun sán, dùng ngoài trị ác thương, đơn độc. Những người tỳ vị hư hàn, tiêu chảy chớ nên dùng.

Liều dùng của rau sam từ 6-12g khô dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng. Dùng riêng hay phối hợp với thuốc khác

Bài thuốc chữa bệnh sỏi thận bằng rau sam


Dược tính

Trong Đông y, rau sam có vị chua, tính hàn, không có độc tính, có công dụng thải độc, lợi tiểu hiệu quả bởi theo nghiên cứu cứ 100g rau sam thì có tới 93g nước. Bên cạnh đó trong rau sam có chữa các chất kháng sinh tự nhiên nên có khả năng tiêu viêm, hoạt huyết, rất có lợi cho những người mắc các chứng bệnh như: viêm cầu thận, viêm bàng quang, đường niệu đạo.

Ngoài ra sử dụng rau sam thường xuyên sẽ giúp cơ thể nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe bởi loại rau này còn chứa nhiều axit béo omega 3, vitamin A, C, khoáng chất và các chất chống oxi hóa.

Với tác dụng lợi tiểu, giải độc, hỗ trợ chức năng của gan và thận nên rau sam từ lâu được coi là khắc tinh của bệnh sỏi thận. Bài thuốc chữa sỏi thận bằng rau sam rất hiệu quả với những người mắc sỏi nhỏ kích thước dưới 10mm. Sỏi trong cơ thể sẽ dần bị bào mòn và đẩy ra ngoài theo đường tiểu.

Cách làm

Cách thực hiện như sau: Lấy khoảng 500gram rau sam tươi, rửa sạch cho vào nồi thêm 1 lít nước rồi  lên lấy nước uống hàng ngày.

Khi sử dụng phương pháp chữa sỏi thận bằng rau sam, người bệnh nên cố nhịn tiểu đến khi không nhịn được nữa thì hãy đi tiểu. Vì đây là cách giúp các viên sỏi nhỏ dần bị tống ra ngoài theo đường nước tiểu.

Bạn có thể tham khảo thêm các bài thuốc trị sỏi thận khác:


Những điều cần lưu ý khi chữa sỏi thận bằng rau sam 

Để bài thuốc chữa bệnh sỏi thận từ rau sam đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh nên lưu ý một số điều sau:


  • Thực hiện đều đặn hàng ngày theo lộ trình từ 7 - 10 ngày sau đó đi kiểm tra để xác định tính hiệu quả của bài thuốc

  • Kết hợp cùng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học: Ăn đầy đủ dưỡng chất, không ăn quá nhiều thịt hay rau, hạn chế thực phẩm chứa oxalate, hạn chế ăn mặn và thực phẩm cay, nóng
  • Uống đủ nước mỗi ngày
  • Trong rau sam có hàm lượng Nitrat và Oxalate do đó người bệnh không nên dùng rau sam quá nhiều trong ngày, chỉ nên dùng 1lần/ 1 ngày trong khoảng thời gian nhất định. Nếu áp dụng trong 1 thời gian không thấy hiệu quả người bệnh nên dừng và chuyển sang phương pháp điều trị khác phù hợp hơn.
  • Trong rau sam có tính hàn và hoạt huyết nên phụ nữ mang thai không nên sử dụng phương pháp chữa sỏi thận bằng rau sam.
  • Những bệnh nhân có thể trạng hư hàn, đi tiêu lỏng, khi sử dụng bài thuốc này nên kết hợp với những vị thuốc cay, ấm.
  • Hạn chế những đồ uống chứa ga và cồn

Những công dụng chữa bệnh khác của rau sam

Ngoài công dụng chữa sỏi thận, rau sam còn có thể chữa trị nhiều chứng bệnh như:

Đi tiểu ra máu: 

Rau sam rất có hiệu quả trong việc sát trùng chống viêm nhiễm, giúp loại bỏ các chất cặn bã ra khỏi thận. Do đó, nếu đi tiểu thấy rát hoặc ra máu chỉ cần lấy 100g rau sam tươi, đem rửa sạch, thái nhỏ nấu canh cùng 50g rau dền ăn trong ngày. Kiên trì ăn trong vòng từ 5 – 7 tình trạng sẽ được cải thiện.

Đi đại tiện ra máu: 

Chỉ cần lấy 300 g lá rau sam tươi và 200g lá đậu ván rửa sạch  đem giã nát lấy nước uống trong ngày.

Làm lành vết thương: 

Rau sam có tác dụng rất tốt trong việc làm lành vết thương, đẩy nhanh quá trình kéo da non. Khi bị thương, bạn chỉ cần hái một nắm rau sam, đem rửa sạch giã nhuyễn rồi đắp lên vết thương. Mỗi ngày thực hiện 1 lần sau khoảng 7 ngày sẽ có hiệu quả rõ rệt.

Ngộ độc thuốc: 

Khi bị ngộ độc thuốc chỉ cần 1 nắm rau sam giã nát, lấy nước cốt uống, phần bã đem đắp vào rốn.
Sốt phát ban ở trẻ em: Đem rau sam rửa sạch, giã nát vắt lấy nước để uống còn bã dùng để đắp và xoa cho bé, bệnh sốt phát ban sẽ nhanh chóng được điều trị.

Ngoài ra rau sam còn có thể hỗ trợ điều trị bệnh sán xơ mít nhỏ, chốc đầu, mụn nhọt, bỏng, hôi miệng…

Rau sam thực sự là một dược phẩm quý mà chúng ta không thể bỏ qua, nhất là bài thuốc chữa sỏi thận bằng rau sam. Chúc bạn đọc sẽ nhanh chóng loại bỏ được căn bệnh này.

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2018

5 cách trị sỏi thận dân gian phổ biến nhất hiện nay

Những cây cỏ bình dị xung quanh chúng ta có thể lại chứa đựng khả năng trị bệnh diệu kì mà chúng ta không thể ngời tới. Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các cách trị sỏi thận dân gian hiệu qủa bằng các loài cây cỏ rất gần gũi, đang được áp dụng phổ biến nhất hiện nay các bạn nhé.

1/ cách trị sỏi thận dân gian bằng quả dứa

Tìm hiểu về quả dứa

Dứa có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu,… và có chứa rất nhiều vitamin C, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.

Dứa có công dụng hỗ trợ trị sỏi thận khá tốt

Thêm vào đó, enzyme bromelain trong dứa có chức năng cải thiện hệ tiêu hóa, bào mòn sỏi và giảm các cơn đau do sỏi thân gây ra.

Bởi vậy mà sử dụng dứa là một các trị sỏi thận dân gian vô cùng hiệu qủa.

Bài thuốc chữa sỏi thận bằng dứa:

-      Bước 1: Gọt sạch vỏ dứa, cắt phần đàu để làm nắp, khoét 1 lỗ nhỏ sâu khoảng 3cm trên đầu quả
-      Bước 2: Cho khoảng 0,3g phèn chua vào lỗ trên đầu quả dứa rồi đậy nắp lại
-      Bước 3: Cho dứa vào lò nướng ở 300 độ C trong vòng 30 phút để dứa chín nhừ thành nước. Chắt nước dứa ra uống, 2 lần mỗi ngày vào sáng sớm, sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
1 lộ trình điều trị cần duy trì trong 9 ngày. Sau đó nên đi kiểm tra lại để có những điều chỉnh phù hợp.

2/ cách trị sỏi thận dân gian bằng quả chuối hột xanh


Tìm hiểu về quả chuối hột

Chuối hột có tính mát, có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, tiêu độc,… Ngoài ra, qủa chuối hột còn cung cấp cho cơ thể một lượng lớn magie và kali, làm giảm nguy cơ hình thành nên sỏi canxi.
Sử dụng chuối hột làm vị thuốc không chỉ là cách trị sỏi thận dân gian mà còn có thể tạo nên những bài thuốc điều trị nhiều bệnh khác như: tiểu đường, huyết áp cao, tăng mỡ máu,…

Bài thuốc chữa sỏi thận bằng quả chuối hột xanh:

-      Bước 1: Chọn 10 quả chuối hột xanh, thái lát, phơi khô
-      Bước 2: Hạ thổ trong 10 phút, bảo quản nơi khô ráo
-      Bước 3: Mỗi ngày, sắc 50g chuối hột với 4 bát nước, đun cho tới khi cạn còn 1 bát thì lấy ra uống sau khi ăn.
Mỗi ngày uống 1 bát, kiên trì uống trong 2 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt

3/ cách trị sỏi thận dân gian bằng lá bầu

Tìm hiểu về lá bầu

Theo Đông y, lá bầu có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu,… Trong 1 lá bầu chứa rất nhiều nước, chất xơ không hòa tan, vitanmin B1, vitamin B2, vitamin C, canxi và photpho,… giúp điều hòa tiêu hóa, tăng cường miễn dịch,… Bởi vậy mà cách trị sỏi thận dân gian bằng lá bầu sẽ mang lại hiệu qủa bất ngờ cho người bệnh.

Bài thuốc chữa sỏi thận bằng lá bầu:

-      Bước 1: Rửa sạch lá bầu, vò nhẹ cho hết lông
-      Bước 2: Đun lá bầu với 1 đến 2 lít nước trong 10 phút
Dùng nước bầu thay trà hàng ngày là 1 cách trị sỏi thận dân gian vô cùng đơn giản mà lại mang lại hiệu qủa cao

4/ cách trị sỏi thận dân gian bằng rau bợ

Tìm hiểu về rau bợ

Rau bợ có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, mát gan, tiêu sưng, lợi tiểu,... Thêm vào đó, theo nghiên cứu, trong 100g rau bợ cung cấp tới 84,2g nước, 4,6g protid, 1,6g glucid, 0.76g vitamin C,… Nước, protid, vitamin C và glucid đều là những chất quan trọng trong việc điều trị các bệnh về hệ tiết niệu như tiểu buốt, tiểu rắt, sỏi thận,…

Bài thuốc chữa sỏi thận bằng rau bợ

-      Bước 1: Mỗi buổi sáng, rửa sạch 20-30g rau bợ tươi, giã nát
-      Bước 2: Lọc nước rau bợ uống 1 chén sau khi ngủ dậy hàng ngày
1 lộ trình điều trị kéo dài 5 ngày. Nếu thấy các mảnh sỏi nhỏ theo phân ra ngoài thì nên đi khám để kiểm tra xem bệnh đã thuyên giảm như thế nào.
Lưu ý là cách trị sỏi thận dân gian bằng rau bợ không áp dụng cho những người bị lạnh bụng, khó tiêu, tiêu chảy.

5/ Cách trị sỏi thận dân gian bằng kim tiền thảo

Tìm hiểu về cây kim tiền thảo

Kim tiền thảo là loài cây tính hàn, giúp lợi tiểu, tiêu viêm, giải độc, thông lâm,… bởi vậy mà có thể sử dụng kim tiền thảo dể chữa sỏi thận và các chứng tiểu buốt, tiểu răt, ung nhọt,…
Đặc biệt, chất soyasaponin trong kim tiền thảo có khả năng ức chế việc hình thành sỏi thận và tăng khả năng bài tiết nước tiểu. Bởi vậy mà sử dụng kim tiền thảo là cách trị sỏi thận dân gian hiệu quả, được lưu truyền rộng rãi suốt bao năm nay.

Bài thuốc chữa sỏi thận bằng kim tiền thảo

-      Bước 1: Rửa sạch kim tiền thảo, phơi khô và bảo quản nơi khô ráo
-      Bước 2: Mỗi ngày, nấu 25g – 40g kim tiền thảo khô với nước
Dùng nước kim tiền thảo thay nước hàng ngày liên tục trong nhiều ngày, viên sỏi của bạn sẽ bị đánh tan hoàn toàn.
Ngoài công dụng điều trị sỏi thận thì nước kim tiền thảo còn có công dụng điều hòa hoạt động của hệ tuần hoàn, tăng tuần hoàn máu,… Tuy nhiên không được sử dụng cho bệnh nhân bị tỳ hư, tiêu chảy.

6/ Một số lưu ý khi sử dụng các cách trị sỏi thận dân gian

-      Cần kiên trì điều trị trong thời gian dài và đi thăm khám thường xuyên
-      Kết hợp với các điều chỉnh về chế độ dinh dưỡng và lối sinh hoạt hoạt lý để bài thuốc có thể đạt được hiệu quả cao nhất cũng như phòng ngừa, ngăn chặn việc hình thành sỏi mới sau khi điều trị.

Trên đây là các cách trị sỏi thận dân gian hiệu quả, đơn giản được lưu truyền phổ biến nhất hiện nay, hi vọng đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Chúc các bạn có một sức khỏe thật tốt.

Bệnh sỏi thận - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sỏi thận được hình thành khi có tạo “khối” của các thành phần trong nước tiểu (gồm có canxi và axit uric...).

Thông thường, sỏi thận hình thành ở giữa quả thận, tại vị trí mà nước tiểu ứ đọng trước khi tới niệu đạo, từ đây sẽ dẫn tới bàng quang.



Những viên sỏi thận nhỏ có thể tự đào thải ra ngoài cơ thể theo đường nước tiểu và bạn hiếm khi quan sát thấy chúng.

Tuy nhiên, những viên sỏi có kích cỡ lớn, thì đó thực sự là “vấn đề” rắc rối. Chúng sẽ làm căng niệu đạo bởi “ mục đích” của chúng di chuyển xuống bàng quang. Từ đó bạn sẽ phải chịu đựng những cơn đau quặn, thắt. Kèm theo hiện tượng bí đái, hay đi tiểu mót.

Nguyên nhân gây sỏi thận


Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh sỏi thận, trong số đó có những nguyên nhân phổ biến lại chính là những thói quen xấu mà hàng ngày nhiều người mắc phải. Sau đây là một số nguyên nhân gây sỏi thận thường gặp:

Ngồi quá nhiều

Ngồi nhiều là một trong những nguyên nhân góp phần làm gia tăng nguy cơ gây bệnh sỏi thận
Ngồi là tư thế thụ động khiến cơ thể kém hấp thụ canxi. 

Ngồi nhiều là một trong những nguyên nhân gây sỏi thận
Bởi vậy, lượng canxi bài tiết vào nước tiểu cũng nhiều hơn và lắng đọng thành sỏi. Đáng lo rằng, ngồi lại là tư thế mà nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên và nhiều người khác phải thực hiện thường xuyên.

Lười vận động

Thói quen lười vận động cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh sỏi thận. Tương tự như nguyên nhân ngồi quá nhiều, lười vận động cũng khiến cơ thểm kém hấp thụ canxi, dễ gây bệnh sỏi thận hoặc viêm đường tiết niệu. Cùng với đó, thành bụng cơ thể lỏng lẻo, gây ra sa nội tạng, chèn ép ống mật, làm cho dịch mật không bài tiết được sẽ tích tụ dẫn tới bệnh sỏi thận.

Uống ít nước

Mặc dù hiểu rõ tầm quan trọng của nước, nhưng không phải ai cũng chú ý uống nước đầy đủ và đều đặn. Công việc, cuộc sống bận rộn khiến nhiều người quên mất việc cung cấp 2 lít nước mỗi ngày cho cơ thể. 

Uống ít nước có thể khiến bạn mắc bệnh sỏi thận
Các chuyên gia cho rằng, uống ít nước sẽ khiến hệ tiết niệu ít việc, lượng nước tiểu lưu trữ, trở nên đậm đặc, chất đọng lại tăng lên, như thế dễ hình thành nên sỏi thận và sỏi đường tiết niệu. 

Do đó, bạn hãy uống đủ 2 lít nước mỗi ngày ngay cả khi không khát và tốt nhất là nên uống nước lọc. Điều này giúp làm tăng lượng bài tiết nước tiểu, làm loãng nước tiểu cũng như giảm thấp nồng độ tinh thể trong nước tiểu, giúp phòng chống sỏi thận và làm cho sỏi bài tiết ra ngoài.

Ăn hàng

Vì bận rộn hoặc do sống một  mình, ngại nấu nướng, nhiều người có thói quen ăn trưa, ăn tối bên ngoài. Phương án này tiết kiệm rất nhiều thời gian so với tự nấu ăn ở nhà. Tuy nhiên, thức ăn ngoài tiệm thường dùng nhiều dầu mỡ cũ, chiên lại nhiều lần và khó đảm bảo an toàn vệ sinh. Cholesterol xấu trong thức ăn là thủ phạm dẫn tới bệnh sỏi thận.

Nhịn tiểu

Nhịn tiểu lâu làm nước tiểu bị kiềm hóa, trở thành môi trường cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, đồng thời dễ hình thành sỏi thận.

Chế độ ăn uống không hợp lý

Chế độ ăn uống thiếu cân bằng giữa các chất có thể gây ảnh hưởng đến việc bài tiết và là nguyên nhân gây sỏi thận. 

Những người mắc bệnh sỏi thận thường có khẩu phần ăn quá nhiều thịt cá, dầu mỡ, chất béo nhưng lại ít rau xanh khiến hàm lượng cholesterol trong dịch mật tăng cao, lâu ngày hình thành sỏi. Bên cạnh đó, ăn thức ăn quá mặn có thể gây áp lực và tổn thương cho thận, chức năng gan thận yếu dần và hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến sỏi thận.

Nhiễm trùng đường sinh dục

Những căn bệnh nhiễm trùng đường sinh dục cũng gây ảnh hưởng đến sự bài tiết nước tiểu và là nguyên nhân hình thành nên bệnh sỏi thận. 

Khi bộ phận sinh dục không được vệ sinh sạch sẽ có thể tạo điều kiện để các vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm đường sinh dục, tiết niệu, tạo mủ và lắng đọng các chất bài tiết. Tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ hình thành sỏi thận, sỏi tiết niệu.

Ngoài ra, tuy hiếm gặp nhưng trường hợp bàng quang xuất hiện dị vật cũng có thể lắng đọng và hình thành sỏi.

Biểu hiện sỏi thận rõ nhận biết

Khi các chất khoáng trong nước tiểu lắng lại lâu ngày sẽ tạo thành sỏi ở thận. Nếu bạn mắc một hay thậm chí là nhiều hơn những dấu hiệu dưới đây, có khả năng bạn đã bị sỏi thận.

Tiểu nhiều, tiểu buốt

Một trong những dấu hiệu sớm và thường gặp nhất ở những người bị sỏi thận là đi tiểu nhiều dù lượng nước bạn uống vào không thay đổi. Việc đi tiểu buốt là do các viên sỏi đã di chuyển từ bàng quang ra niệu đạo.

Đau mạn sườn, đau lưng

Các bệnh nhân sỏi thận thường có chung triệu chứng đau ở mạn sườn và đau lưng, ngay dưới xương sườn, nơi có thận. 

Khi bệnh phát triển, các cơn đau có thể di chuyển từ vùng bụng dưới xuống vùng háng và vùng dưới lưng. Người bệnh có thể sẽ trải qua những cơn đau khi thì nhẹ, lúc thì đau nhói. Đàn ông bị sỏi thận còn có thể đau ở bìu và tinh hoàn.

Nước tiểu hồng

Bệnh sỏi thận khiến nước tiểu của bạn thay đổi màu sắc sang hồng, đỏ và tối sẫm. Khi các hạt sỏi lớn dần và làm tắc niệu đạo, nước tiểu của bạn sẽ pha một chút máu.

Buồn nôn và nôn

Buồn nôn và nôn cũng là hiện tượng thường gặp ở người bị sỏi thận. Bạn có thể nôn do những cơn đau quá sức bởi sỏi thận, hoặc nôn vì đây là cách duy nhất tống chất độc ra khỏi cơ thể khi thận đã không còn tác dụng bài tiết chất cặn bã.

Nước tiểu hôi

Nước tiểu của bệnh nhân sỏi thận thường đục và có mùi hôi, hăng do có chứa nhiều chất độc và hóa chất.

Đau khi ngồi lâu

Khi sỏi thận phát triển thành những viên to, bệnh nhân khó có thể ngồi hay nằm ở một tư thế nhất định trong thời gian dài. Áp lực lên các khu vực bị ảnh hưởng bởi sỏi thận khiến sỏi cọ xát vào nhiều cơ quan nội tạng, làm bệnh nhân đau hơn.

Sốt

Sỏi thận dễ khiến bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu, và điều này khiến họ sốt và gai người.

Sưng

Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân sỏi thận có thể sưng thận. Bạn có thể nhận thấy vùng bụng chứa thận, khu vực bụng xung quanh và háng bị sưng.

Cách điều trị sỏi thận

Điều trị ngoại khoa

Với những sỏi có kích thước lớn hoặc đã có biến chứng thì thường áp dụng các biện pháp như: tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, phẫu thuật lấy sỏi…

Tán sỏi ngoài cơ thể: 

Máy tán sỏi phát ra tia laser hoặc sóng xung kích, phá bề mặt sỏi, đập vụn sỏi ra và đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Bệnh nhân hầu như không đau đớn. Phương pháp này áp dụng với bệnh nhân có sỏi khoảng dưới 3cm.

Vị trí: Sỏi bể thận hoặc nhóm đài trên, nếu nhóm đài dưới cổ đài phải rộng. Sỏi 1/3 trên niệu quản

Tán sỏi nội soi ngược dòng: Dùng ống soi niệu quản đi từ niệu đạo, lên bàng quang và lên niệu quản tiếp cận trực tiếp viên sỏi, dùng nguồn năng lượng bằng laser hoặc khí nén để phá vụn sỏi, bơm rửa lấy hết sỏi.

Tán sỏi 1/3 giữa và 1/3 dưới niệu quản đối với nam giới, ở nữ giới có thể tán sỏi cao hơn lên ngang đốt sống L3, L4. Tán sỏi bằng laser đang được thực hiện ở những nước phát triển trên thế giới, tốt hơn so với tán sỏi bằng khí nén và siêu âm. Laser có thể tán được mọi loại sỏi, kích thước nhỏ hơn 2cm, nếu có polyp bao quanh sỏi có dùng laser để đốt polyp và sau đó tán sỏi.

Lấy sỏi thận qua da: 

Tạo đường hầm vào thận và đưa ống nội soi đường kính 10mm – 15mm vào tiếp cận sỏi. Phá vỡ sỏi bằng laser hoặc khí nén hoặc siêu âm phá vỡ sỏi và lấy sỏi ra ngoài. Chỉ định cho sỏi bể thận, sỏi có kích thước lớn, sỏi san hô, sỏi cứng, sỏi nhóm đài dưới.

Phẫu thuật nội soi lấy sỏi:

Chỉ định cho những sỏi bể thận, sỏi 1/3 trên niệu quản, những sỏi lớn, mật độ chắc.

Phẫu thuật mổ mở: 

Hiện nay có chỉ định ít hơn do nhiều tai biến, thời gian hồi phục lâu. Áp dụng cho những sỏi thận, niệu quản kích thước lớn, chức năng thận kém.

Phẫu thuật bằng robot: 

Thực hiện ở những nước phát triển, chỉ định cho những sỏi thận lớn, rút ngắn thời gian nằm viện, chi phí rất cao.

Điều trị nội khoa

Với những loại sỏi vừa hoặc chưa có biến chứng thì việc dùng các thuốc uống giúp tan sỏi sẽ thích hợp hơn bởi tính an toàn, tiện dụng, không đau đớn.

Dùng thuốc Đông y như kim tiền thảo, bông mã đề, chuốt hột (sắc nước uống), kết hợp uống nhiều nước, vận động.

Ngoài ra chữa sỏi thận bằng trái sung là một cách trong đông y vô cùng hiệu quả mà không gây tác dụng phụ

Dùng thuốc giãn cơ trơn, giảm đau nếu cần.

Bệnh nhân cần được theo dõi bằng siêu âm, nếu sau 1- 2 tháng kích thước sỏi không giảm cần chuyển phương pháp điều trị.

Nói chung, với nhiều phương pháp như hiện nay thì việc điều trị sỏi thận không còn khó khăn nhưng hầu hết các phương pháp này chỉ mới điều trị hết sỏi chứ chưa ngăn ngừa tái phát nên bệnh nhân thường phải điều trị nhiều lần gây tâm lý mệt mỏi, lo lắng. Để điều trị tận gốc bệnh sỏi thận, tránh tái phát, người bệnh cần phải kiểm soát được lượng khoáng chất phát triển trong nước tiểu không được tăng quá mức. Điều này thì các phương pháp như: phẫu thuật, tán sỏi… chưa làm được.

Sỏi thận, sỏi tiết niệu nếu phát hiện sớm, chọn đúng phương pháp điều trị hết sỏi, không ảnh hưởng đến chức năng của thận, hạn chế tái phát. Nếu không, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, nặng nề như: tăng huyết áp, viêm thận bể thận mạn, ứ mủ thận, suy thận cấp và đặc biệt, suy thận giai đoạn cuối phải điều trị thay thế thận.

Lời khuyên của bác sĩ với bệnh nhân mắc sỏi thận

Uống nhiều nước 

Uống nhiều nước trong ngày và vào ban đêm trước khi đi ngủ để cơ thể của bạn vẫn giữ đủ nước trong cả 24 giờ. 

Uống nước là cách đơn giản nhất để bù lại lượng nước bị hao hụt khỏi cơ thể (thông qua nước tiểu, mồ hôi). Cơ thể đủ nước cũng sẽ giúp thận và gan lọc những chất độc tốt hơn, giảm thiểu tình trạng tích tụ chất độc trong gan, thận dẫn đến sỏi. 

Tuy nhiên, uống quá nhiều nước cũng không tốt vì nó có thể gây ra tình trạng thừa nước và phù các tế bào trong cơ thể. 

Uống nước chanh 

Sỏi thận được hình thành khi các thành phần của nước tiểu là chất lỏng, a xít… bị mất cân bằng. Nghĩa là lúc này hàm lượng các chất như oxalat, can xi và a xít uric trong nước tiểu rất nhiều. Bình thường, các chất này có thể được hòa tan bởi các chất lỏng hoặc chất citrate. 

Khi không được hòa tan, chúng sẽ kết hợp với nhau tạo thành sỏi ở thận. 

Cắt giảm các sản phẩm chứa nhiều oxalat 

Oxalat là loại axit có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận oxalat canxi. Soda, trà đá, sô cô la, cây đại hoàng, dâu tây và các loại hạt là những loại thực phẩm chứa nhiều oxalat. 

Cắt giảm các loại thực phẩm này chính là cách đơn giản để phòng bệnh sỏi thận. Cắt giảm các sản phẩm chứa nhiều oxalat 

Giảm lượng muối ăn hằng ngày 

Việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu, nhờ đó cũng có thể giảm nguy cơ bị sỏi thận. 

Cắt giảm lượng caffeine 

Nên tránh tiêu thụ quá nhiều các loại đồ ăn, thức uống chứa caffeine như cà phê, trà, thuốc lá vì chúng chính là nguyên nhân khiến cơ thể bạn bị mất nước ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình vẫn bổ sung nước đầy đủ. Mất nước chính là nguyên nhân chủ chốt dẫn đến bệnh sỏi thận. 

Kiểm soát việc tiêu thụ các chất đạm động vật, bao gồm thịt, trứng và cá 

Những thực phẩm này chứa nhiều purin, đó là những chất tự nhiên chuyển hóa hoặc phân hủy thành axit uric trong nước tiểu và góp phần hình thành sỏi thận. Hạn chế ăn các thực phẩm thịt, trứng và cá… sẽ giảm nguy cơ hàm lượng axit uric trong nước tiểu nên cũng phòng được bệnh sỏi thận.

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2018

Hướng dẫn cách dùng quả sung chữa sỏi thận

Quả sung chữa sỏi thận được ư? Rất nhiều người đặt câu hỏi sau khi mình đã chia sẻ các điều trị sỏi thận tại nhà trong đông y.

Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng trái sung như thế nào để chữa bệnh sỏi thận.

Hiểu biết về trái sung

Dưỡng chất

Theo các nhà khoa học thì trong quả sung chứa rất nhiều vitamin như B1, C, các nguyên tố vi lượng hư kali, canxi, photpho, cùng glucose, auxin, malic acid, citric acid và các chất béo tốt cho tim mạch như omega 3, omega 6. 

Trái sung được sử dụng điều trị sỏi thận
Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho thấy rằng, việc tiêu thụ 100g quả sung mỗi ngày sẽ giúp chúng ta có thêm 3,1g khoáng toàn phần, 12,3 dẫn xuất không protein, 0,05mg caroten, 0,4mg Fe, 12,6g đường, 23mg P, 0,4g chất béo, 49mg Ca, 1g protein…

Công dụng của trái sung trong đông y

Sung là một loại cây dân dã mọc rất nhiều ở các vùng quê nhưng ít ai biết được công dụng trị bệnh của nó. Theo Y học cổ truyền, quả sung có vị ngọt, có tác dụng kiện tỳ, ích vị, nhuận tràng… 

Trái sung có tên khoa học là Ficus carica, thuộc họ dâu tằm, bên trong có chứa axit béo và một số hoạt chất tốt cho tim mạch, giàu phenol. Thú vị hơn, trái sung phơi khô có tác dụng trị bệnh sỏi mật cực kì hiệu quả. 

Nói về phương pháp chữa bệnh sỏi thận từ trái sung, được biết: “Bệnh sỏi mật do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên như ăn phải thực phẩm nhiễm độc tố cộng với bộ phận gan suy yếu. Về mặt y lý, khi gan suy yếu chức năng, lượng dịch mật được cơ thể tiết ra hỗ trợ dạ dày tiêu hóa thức ăn không được giải phóng hết. Lâu dần, dịch mật kết tủa tạo thành khối u gọi là sỏi. Ngoài phương pháp tây y là phẫu thuật cắt bỏ, bài thuốc Nam từ trái sung cũng sẽ làm tiêu tan được sỏi”

Cách dùng quả sung chữa sỏi thận

Sơ chế trái sung

Sỏi thận cũng giống như bất kỳ bệnh lý nào, nếu ở giai đoạn đầu thì có thể dễ dàng chữa trị song việc xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng hơn thì việc chữa trị khá khó khăn. Tuy nhiên, nếu bạn có kiên trì, thực hiện đều đặn cũng với sự chỉ dẫn của bác sĩ thì vẫn có thể hy vòng chữa khỏi bệnh.

Dưới đây là 3 bước để thực hiện cách chữa sỏi thận bằng quả sung:

Bước 1: Mua một ít quả sung, đem về cắt bỏ đầu nhựa đi và ngâm từ 20-30 phút cho phần nhựa chảy ra hết

Bước 2: Đập dập quả sung, thái lát mỏng rồi phơi khô vài ngày

Bước 3: Sử dụng sung đã phơi khô để sao vàng hạ thổ, sắc uống nước mỗi ngày, thực hiện liên tục trong 10 ngày thì sẽ thấy kết quả ngay.

Bạn có thể làm theo hướng dẫn trong video phía dưới, mình thấy họ hướng dẫn rất chi tiết rồi đó:


Hướng dẫn điều chế

Đối với trường hợp sỏi mật có kích thước nhỏ: Lấy 250g sung miếng đã được sao khô, xếp vào đáy nồi, đổ thêm 4 bát nước sau đó đun nhỏ lửa, sắc đặc còn khoảng 1 bát. Chia ra uống làm 2-3 lần trong ngày, uống hàng ngày thì chỉ cần 2 – 3 tháng là tan sỏi. 

Những người bị nặng hơn thì thời gian tan sỏi có thể lâu hơn. Ngoài ra cách này cũng được dùng cho người đã tiến hành phẫu thuật loại bỏ sỏi để ngăn ngừa sỏi tái phát

Đối với trường hợp sỏi to, bệnh nhân cảm thấy đau nhói bên trong: Quả sung khô 50g, nghệ vàng 12g, nhân trần 10g, hoa actisô 10g, lá vọng cách 10g, diệp hạ châu (cây chó đẻ) 8g, bạch truật 12g, đảng sâm 20g, thổ phục linh 10g, cam thảo 8g, râu ngô 8g, kê nội kim (màng mề gà) 10g, 5 lát gừng tươi (chọn gừng ta già).

Tất cả những vị thuốc sắc với 5 bát nước, sắc còn 2 bát, chắt ra. Đun thêm 2 lần như thế nữa, mỗi lần lấy 1 bát. Sau 3 lần sắc trộn chung 4 bát thuốc, sắc đặc lại còn 2 bát, chia đều uống trong ngày. Bài thuốc này người bệnh cần kiên trì điều trị, Uống liên tục 25 – 30 thang (khoảng 1 tháng), sau đó kiểm tra lại sỏi mật bằng siêu âm. Nếu đã hết sỏi, nghỉ một tháng lại uống thêm 5 thang để ngăn ngừa sỏi tái phát.

Các bài thuốc trị sỏi thận với quả sung

Cách 1: Sử dụng sung bánh tẻ

Chọn những quả sung không quá non, cũng khô quá già, đem về rửa sạch cho bớt bụi bẩn, để ráo nước rồi thái thành lát mỏng hoặc đập dập, phơi khô khoảng 3 – 4 nắng là được. Sau khi đã đủ khô nỏ, đem ra sao vàng rồi hạ thổ (đổ xuống đất cho hút tinh túy trời đất). 

Tiếp tục, hãy đem sung khô đi sắc với 1 lít nước, bạn sử dụng khoảng 200g sung là được. Sắc nhỏ lửa cho đến khi nước cạn còn ¼ thì đem ra uống.


Bạn có thể dùng quả sung chữa bệnh sỏi thận này trong 1 tháng để thấy sự thay đổi đáng kể.

Cách 2: Sung già sắc thuốc

Cách dùng sung già cũng y hệt so với sung bánh tẻ, có điều khi dùng chỉ cần lấy 100g là đủ vì sung già nhiều hoạt chất chữa sỏi thận hơn cả. Sau 7 tuần, bệnh nặng thành nhẹ, bệnh nhẹ sẽ hồi phục tới 70%. Áp dụng thường xuyên sỏi thận sẽ tự tan và đào thải ra ngoài hết.

Cách 3: Kết hợp với thảo dược

Đây được coi là cách trái sung trị sỏi thận hiệu quả nhất bởi nếu sử dụng sung đơn độc như 2 cách trên, những viên sỏi kích thước trung bình và lớn sẽ mất thời gian hơn rất nhiều. Vì thế, hãy biết kết hợp những thế mạnh của những thảo dược này tự nhiên sao cho chúng trở thành một bài thuốc hiệu quả nhất.

Thành phần của bài thuốc: 5 lát gừng tươi, màng mề gà 10g, râu ngô 8g, cam thảo 8g, thổ phục linh 10g, đẳng sâm 20g, bạch truật 12g, diệp hạ châu 8g, lá vọng cách 10g, atiso 10g, nhân trần 10g, nghệ vàng 12 và quả sung khô 50g.

Cách bào chế: Đem tất cả nguyên liệu sắc với 1,5 lít nước, đun đến khi còn 500ml thì chắt ra uống vào buổi sáng. Đến trưa tiếp tục đổ nước vào và chắt ra 1 bát thuốc nữa. Thực hiện tương tự với buổi tối. Tác dụng của quả sung chữa sỏi thận này có thể áp dụng được với những bệnh nhân có sỏi dưới 30mm, chỉ cần kiên trì áp dụng 1- 3 tháng là khỏi.

Một số công dụng khác từ Sung

Điều kinh phụ nữ: 

Lá sung 60g, măng sậy hoặc búp sậy 30g, ngải cứu 20g, phèn chua phi 5g và một ít muối. Tất cả giã nát, thêm nước dừa quấy đều rồi vắt lấy nước. Uống vào thời gian gần có kinh thì hành kinh tốt.

Chữa sởi trẻ em: 

Lá sung tật, lá dâu, lá đậu ván, lá cối xay mỗi thứ 15g, tất cả sao vàng, sắc uống trong ngày. Trẻ từ 2-5 tuổi, mỗi lần uống 20ml, cách 2 giờ uống 1 lần cho đến khi khỏi.

Chữa hen suyễn trẻ em: 

Dùng nhựa sung hoà với mật ong uống trước khi đi ngủ.

Chữa nhức đầu

Dùng nhựa sung phết lên giấy bản dán vào 2 bên thái dương.

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2018

Bệnh gan - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh gan là một bệnh khá nguy hiểm, do đó, việc phát hiện sớm và điều trị bệnh đúng cách là điều vô cùng cần thiết.

Chức năng của gan trong cơ thể

Gan là bộ phận giữ vai trò quan trọng nhất trong cơ thể. Gan có "trách nhiệm" lọc máu từ tim và từ tĩnh mạch cửa, nhận các chất dinh dưỡng và hóa tố khác nhau hấp thụ từ hệ thống tiêu hóa nên thức ăn và tất cả các nhiên liệu phải đi qua gan trước để thanh lọc và biến chế thành những vật liệu khác nhau.



Bệnh gan thật sự rất nguy hiểm, và càng nguy hiểm hơn nếu bạn có bệnh mà không được phát hiện kịp thời. Hãy cảnh giác với bệnh gan nếu bạn phát hiện một số dấu hiệu lạ như sau:

Nguyên nhân chính gây bệnh gan

Do chức năng của gan phức tạp và ở vị trí cửa ngõ của cơ thể, cho nên nguyên nhân gây bệnh gan không đơn thuần và thường kết hợp với nhau, do đó khó xác định và làm cho hình thái bệnh phức tạp khó hiểu. 

1. Virus truyền nhiễm

Đây là nguyên nhân hay gặp nhất và cũng là nguy hiểm nhất trong các nguyên nhân gây bệnh gan. Ở nước ta, virus viêm gan B và virus viêm gan C là 2 virus sừng sỏ và chiếm tỷ lệ cao nhất gây ra bệnh ung thư gan.



Khi xâm nhập vào cơ thể người bệnh, virus sẽ âm thầm hủy hoại gan của người bệnh mà không gây ra các triệu chứng gì đặc trưng nên người bệnh không biết mà có biện pháp chữa trị. 

Chỉ tình cờ hoặc khi bệnh đã tiến triển nặng, các triệu chứng biểu hiện rõ thì người bệnh mới biết và đi kiểm tra nhưng lúc này bệnh thường đã tiến triển nặng, thậm chí có trường hợp đã chuyển sang xơ gan hoặc ung thư gan khiến cho việc chữa trị gặp rất nhiều khó khăn.

2. Rượu

Rượu được coi là nguyên nhân thứ 2 sau virus viêm gan gây ra bệnh gan. Khi mới uống rượu người bệnh có thể mắc gan nhiễm mỡ. 

Nếu người bệnh ngừng uống rượu ngay trong giai đoạn này thì các tổn thương gan sẽ nhanh chóng hồi phục nhưng nếu vẫn tiếp tục uống thì bệnh sẽ nhanh tiến triển sang viêm gan do rượu và nặng hơn là xơ gan do rượu.

3. Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi không hợp lý

Ăn nhiều đồ ăn có dầu mỡ, lười tập thể dục, béo phì… đều là những yếu tố khiến bạn có thể mắc bệnh gan, nhất là gan nhiễm mỡ. 

4. Chất độc

Hiện nay việc ngộ độc thức ăn đã là một vấn nạn của xã hội. Việc ăn phải các thức ăn có chứa các chất độc hại ấy đã gây hại cho gan của bạn rất lớn và đó là một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư gan gia tăng hiện nay.

5. Các yếu tố khác

- Nội tiết. Trong bệnh cường tuyến giáp (bênh basedow), thường phát sinh suy gan. Gần đây, người ta phát hiện thấy ở tuyến yên có hocmon LMH (lipit mobilizcing hormone) có tác dụng điều mỡ khỏi nơi dự trự rất mạnh, do đó có thể hiểu tại sao cắt bỏ tuyến yên lại gây nhiễm mỡ gan.
- Thần kinh. Thần kinh giao cảm và phó giao cảm giác chi phối vận mạch và nhất là các cơ thắt ở tĩnh mạch trên gan và tiểu tĩnh mạch gánh. Chất histamin gây co thắt tĩnh mạch trên gan, do đó tăng huyết áp tĩnh mạch gánh: ở người, cũng như chó, hiện tượng ứ máu thấy rõ trong sốc quá mãn, do co cơ thắt tĩnh mạch trên gan, dưới tác dụng của histamin được giải phóng ồ ạt.

Trên đây là 4 nguyên nhân chính gây bệnh lý gan mật. Hãy cảnh giác bệnh gan ngay từ hôm nay.

Nhận biết sớm triệu chứng của bệnh gan

1. Đổi màu da.


Vàng da là một trong những triệu chứng đấu tiên của người bệnh gan
Người bệnh gan thường có da vàng hơn bình thường, ngoài ra, màu mắt và nước tiểu của người bị bệnh đều có màu vàng đục, đậm. Việc này còn được gọi là hiện tượng vàng da, và đây cũng là một trong số các triệu chứng đầu tiên của người bệnh gan.

2. Chảy máu mũi

Hay bị chảy máu mũi không hẳn là triệu chứng bệnh gan. Thường thì nếu bị chảy máu mũi và cơ thể bị bầm tím có thể là sự báo hiệu cơ thể bạn bị thiếu protein hoặc tệ hơn là bệnh gan.

3. Quan sát màu phân khi đi ngoài thấy không bình thường:

Khi quan sát thấy màu của phân thay đổi cũng có thể là dấu hiệu của ối loạn chức năng gan. Người mắc bệnh gan cũng thường xuyên cảm thấy quặn ruột và đi tiêu đột xuất.

4. Có những dấu hiệu lạ vùng bụng:

Các dấu hiệu lạ đó có thể là sưng dưới xương sườn bên phải. Nó có thể gây áp lực nặng nề lên cơ hoành và khiến bạn đau khi thở.

5. Chế độ ăn uống thay đổi: 

Thường thì người bệnh gan sẽ cảm thấy kém ăn, nhiều trường hợp bị giảm cân, rối loạn chức năng gan, thiếu máu và hay có cảm giác buồn nôn.

Thường thì người bệnh gan sẽ cảm thấy kém ăn, nhiều trường hợp bị giảm cân

6. Màu sắc và hình dạng móng tay thay đổi.

Màu sắc và hình dạng móng tay cũng có thể chỉ ra bạn có mắc bệnh gan hay không. Nếu móng tay cong, màu trắng có nghĩa là bạn có nguy cơ mắc bệnh gan. Khát nước thường xuyên và thường xuyên đi tiểu. 

Đau đầu, chóng mặt, co thắt, trầm cảm, dễ cáu gắt. Trên đây là một số dấu hiệu bên ngoài dễ nhận biết của người bệnh gan. Hãy thường xuyên theo dõi cơ thể mình và những người xung quanh. Nếu bạn gặp những triệu chứng trên, hãy đi khám để bác sĩ kiểm tra chắc chắn cho bạn.

Các bệnh thường gặp về gan

Viêm gan

Viêm gan là tình trạng tổn thương gan, đặc trưng bởi sự hiện diện của các tế bào viêm do nhiễm khuẩn, nhiễm độc hay quá trình tự miễn cơ thể. Mọi đối tượng kể cả người già hay trẻ em đều có thể mắc bệnh viêm gan.

Xơ gan

Viêm gan là tình trạng tổn thương gan, đặc trưng bởi sự hiện diện của các tế bào viêm do nhiễm khuẩn, nhiễm độc hay quá trình tự miễn cơ thể. Mọi đối tượng kể cả người già hay trẻ em đều có thể mắc bệnh viêm gan.

Ung thư gan

Ung thư gan là ung thư phát sinh từ gan, các tế bào ác tính (ung thư) phát sinh từ các mô trong gan. Các dạng khác nhau của ung thư gan nguyên phát thường được đặt tên theo loại tế bào mà từ đó ung thư đã phát triển. 

Gan nhiễm mỡ


Gan nhiễm mỡ còn gọi là thoái hóa mỡ gan. Đó là tình trạng lượng mỡ tích tụ trong gan > 5% trọng lượng gan. Triệu chứng thường thấy là chứng gan to kín đáo, gia tăng vừa phải các men chuyển hóa và phosphatase.

Cách điều trị bệnh gan trong đông y

Nhân trần – vị thảo dược quen thuộc đặc trị bệnh gan

Theo các sách cổ có viết, nhân trần có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, lợi mật dùng điều trị các triệu chứng bệnh gan, tiểu tiện khó, viêm loét da

Các nhà khoa học cũng phát hiện các dược tính trong nhân trần có khả năng thúc đẩy quá trình tiết dịch mật, tuần hoàn máu, bảo vệ tế bào gan, phục hồi tổn thương gan, ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ, chống viêm, giảm đau các bệnh xương khớp như thoát vị, thoái hóa, bệnh gút rất tốt.

Nhân trần có tác dụng điều hòa gan
Sách đông y có ghi lại với các triệu chứng bệnh gan như da vàng vọt, đau mạng sườn phải, ăn không ngon, rối loạn tiêu hóa…chỉ cần lấy nhân trần, mạch nha kết hợp với quất bì, tất cả vị thuốc sấy khô tán vụn và hãm với nước sôi uống hàng ngày. Tuy nhiên người bệnh cần kiên trì thực hiện trong một thời gian dài.

Phòng tránh và điều trị sớm bệnh gan

Theo các bác sĩ chuyên gan, không khó để phòng ngừa các bệnh về gan. Chúng ta cần chủ động, xây dựng một lối sống lành mạnh với chế độ dinh dưỡng khoa học, không rượu bia, không sử dụng các chất kích thích… Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, từ đó có sức đề kháng tốt để đẩy lùi các bệnh về gan.



 

Sample text

Sample Text

Sample Text

 
Blogger Templates