Pages

Thứ Ba, 10 tháng 7, 2018

Phải làm gì khi mắc xơ gan cấp độ 4?

Xơ gan cấp độ 4 là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan cũng đồng nghĩa với mức độ nghiêm trọng nhất của bệnh. Vậy làm thế nào để phát hiện ra bệnh và bệnh có thể chữa trị được không?

Dấu hiệu nhận biết bệnh xơ gan cấp độ 4

Ở giai đoạn xơ gan cấp độ 4, mức độ tổn thương gan vô cùng trầm trọng, chúc năng gan gần như biến mất, mô xơ hóa chiếm giữ hầu hết các tế bào gan, gan không thể hoạt động bình thường do đó những triệu chứng bệnh trong giai đoạn này cũng rất rõ rệt, có thể kể đến như:

Hội chứng cổ trướng: Theo số liệu thống kê có tới 85% người bệnh xơ gan độ 4 xuất hiện tình trạng cổ trướng, bụng ngày càng phình to do tích trữ dịch ở khoang bụng. Chúng sẽ gây áp lực và tạo ra những cơn đau quặn ở người bệnh.

$ cấp độ trong xơ gan

Cơ thể mệt mỏi, thể lực ngày càng yếu: Do gan suy yếu, chất độc hại không được đào thải mà tích tụ dần trong cơ thể khiến người bệnh ngày càng suy yếu, mệt mỏi, chán ăn, cân nặng giảm sút.

Vàng da, vàng mắt: Đây là dấu hiệu thường gặp ở những bệnh nhân mắc bệnh gan, bởi khi gan bị tổn thương khả năng lọc thải chất độc ngày một giảm dẫn đến hàm lượng chất Bilirubin tích tụ dần trong cơ thể dẫn đến hiện tượng vàng mắt, vàng da.

Xuất huyết nội tạng: Ở giai đoạn cuối, bệnh nhân xơ gan có thể bị xuất huyết nội tạng do huyết áp tĩnh mạch cửa gan tăng cao khiến cho tĩnh mạch dạ dày và  ruột bị giãn, phồng to, trong khi đó thành của các tĩnh mạch này rất mỏng nên dễ bị vỡ và gây xuất huyết nội tạng. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời bệnh nhân có thể tử vong.

Sưng, phù nề: Chất độc tích tụ trong cơ thể lâu ngày không được đào thải sẽ gây ra  hiện tượng phù nề, sưng tấy ở người bệnh, phổ biến nhất là khu vực bàn chân, tay, có khi lan rộng ra toàn thân.

Suy giảm trí nhớ, mất tập trung: Khi mắc xơ gan cấp độ 4, gan không thể đào thải hết lượng Amoniac khỏi cơ thể do đó người bệnh sẽ kém tập trung, tinh thần lú lẫn, dễ dẫn đến biến chứng não gan.

Làm thế nào khi mắc xơ gan cấp độ 4?

Khi xơ gan đã phát triển đến giai đoạn cuối quá trình điều trị gặp rất nhiều khó khăn, khả năng phục hồi ở người bệnh gần như không có. Ghép gan hoặc cấy tế bào gốc là 2 phương pháp có tác dụng cao nhất trong việc điều trị xơ gan cấp độ 4 tuy nhiên chi phí thực hiện rất tốn kém, đặc biệt với phương pháp ghép gan không phải lúc nào cũng sẵn có gan tương thích để tiến hành cấy ghép cho người bệnh.

Bạn đọc xem thêm:


Vậy những người bệnh xơ gan cấp độ 4 sẽ phải làm gì?

Người bệnh xơ gan giai đoạn 4 cần được thăm khám kỹ lưỡng và điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ. Thông thường người bệnh sẽ được điều trị loại bỏ các tác nhân gân bệnh đồng thời làm giảm những đau đớn và biến chứng mà bệnh gây ra, có thể kể đến như:

Chích hút dịch ở người bị xơ gan cấp 4

  • Dùng ống thông hoặc kim chọc hút dịch ở những bệnh nhân xuất hiện hội chứng cổ trướng.
  • Trị chứng phù nề, sưng tấy
  • Điều trị, khắc phục tình trạng giãn tĩnh mạch bằng cách đặt stent, tiêm xơ…
  • Điều trị nhiễm trùng bằng thuốc kháng sinh 
  • Dùng thuốc hỗ trợ và bảo vệ gan

Bên cạnh đó, người bệnh cần được chăm sóc đặc biệt với chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, khoa học như sau:

  • Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng hàng ngày, bổ sung từ 2.500 - 3.000calo mỗi ngày.
  • Bổ sung vitamin A, B, C, D, E cho cơ thể
  • Không sử dụng bia, rượu và cách chất kích thích gây hại cho gan
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi
  • Hạn chế lượng muối đưa vào cơ thể
  • Không ăn thức ăn sống chưa qua chế biến nhất là thịt, hải sản...
  • Không dùng thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn.
  • Nghỉ ngơi khoa học, tránh làm việc nặng quá sức
  • Sử dụng các thuốc, thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ cải thiện chức năng gan.

Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 

Sample text

Sample Text

Sample Text

 
Blogger Templates