Pages

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2018

Phân độ xơ gan và cách chữa trị

Bệnh xơ gan được chia thành nhiều cấp độ. Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách phân độ xơ gan và điều trị bệnh sao cho hiệu quả nhất nhé!

Xơ gan có mấy cấp độ

Xơ gan là tình trạng suy giảm chức năng gan, do các tế bào gan khỏe mạnh bị thay thế bởi những tế bào xơ hóa khiến gan ngày càng suy yếu, chức năng đào thải chất độc ngày càng kém khiến lượng độc tố tích tụ trong cơ thể bệnh nhân ngày một nhiều, gây ra nhiều nguy hiểm cho người bệnh.

4 giai đoạn của xơ gan tương ứng với 4 cấp độ
4 giai đoạn của xơ gan tương ứng với 4 cấp độ
Xơ gan được phân chia thành nhiều mức độ dựa trên những triệu chứng và mức độ tổn thương thực thể. Vậy phân độ xơ gan cụ thể là gì?

Xơ gan F1

Gan bắt đầu  tổn thương nhưng chưa nặng, biểu hiện không rõ ràng bởi lúc này các mô sẹo xơ hóa ở gan mới bắt đầu hình thành do đó những triệu chứng như: Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, sụt cân, rối loạn tiêu hóa… do xơ gan gây ra dễ bị nhầm lẫn với các chứng bệnh thông thường.

Xơ gan F2

Mức độ tổn thương gan tăng dần, các triệu chứng cũng dần rõ hơn, chất độc bị ứ đọng trong cơ thể không được đào thải ra ngoài khiến các cơ quan khác bị tác động gây ra tình trạng rối loạn.

Xơ gan F3

Ở phân độ xơ gan này gan bị tổn thương nhiều hơn, chức năng gan cũng bị rối loạn một phần, các tế bào gan bị xơ hóa chủ yếu các chức năng gan mất dần do đó mà biểu hiện của xơ gan trong giai đoạn này rất rõ rệt. Người bệnh bắt đầu có dấu hiệu vàng da, tay chân sưng phù, kèm theo cảm giác ngứa ngáy, nổi mề đay vô cùng khó chịu.

Xơ gan F4  

Là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan, lúc này gan hầu như không còn chức năng bởi các tế bào gan bị xơ hóa và  tổn thương hoàn toàn. Những triệu chứng trong giai đoạn 4 cũng rất rõ rệt: Người bệnh sẽ bị vàng mắt, vàng da kèm theo dấu hiệu cổ trướng, bụng phình to, chân tay phù nề, trí nhớ giảm sút, có thể bị xuất huyết tiêu hóa, chảy máu cam...

>> Bạn xem thêm: Phải làm gì khi bị xơ gan cấp độ 4

Các điều trị xơ gan theo từng cấp độ

Phân độ xơ gan để làm gì vẫn là khúc mắc mà không ít người lăn tăn. Thực tế việc phân độ xơ gan nhằm những mục đích sau:
Xác định chính xác mức độ xơ hóa của gan, mức độ tổn thương gan để từ đó có những biện pháp điều trị phù hợp.
Mỗi mức độ xơ gan người bệnh sẽ có chế chăm sóc riêng phù hợp với tình trạng bệnh để từ đó theo dõi và kiểm soát tốt nhất bệnh tình và đồng thời ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra.
Điều trị xơ gan theo từng giai đoạn

Như thông tin cung cấp phía trên việc phân độ xơ gan nhằm mục đích tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất theo từng giai đoạn bệnh. Cụ thể:

Với xơ gan F1 và xơ gan F2 là giai đoạn đầu của bệnh, mức độ tổn thương chưa quá lớn do đó mà việc điều trị cũng dễ dàng hơn, cơ hội phục hồi cao hơn. Phương pháp điều trị được chỉ định trong trường hợp này chủ yếu gồm:
Điều trị nguyên nhân gây bệnh để ngăn chặn sự phát triển của các tế bào gan bị xơ hóa (xơ gan do bia rượu/ do gan nhiễm mỡ/ do nhiễm virus viêm gan/ do nhiễm độc….)
Điều trị bằng phương pháp bảo tồn để duy trì tình trạng hiện tại của người bệnh, dùng thuốc đặc trị để ngăn bệnh phát triển.
Xây dựng chế độ chăm sóc, ăn uống, sinh hoạt khoa học. Trong phần này mình đã có bài viết: người bị bệnh xơ gan nên ăn gì để điều trị bệnh tốt bạn có thể tham khảo và lựa chọn chế độ ăn phù hợp.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho người xơ gan
Với xơ gan F3 đặc biệt là giai đoạn cuối - xơ gan F4 khi bệnh đã ở mức nặng, việc dùng thuốc điều trị không có tác dụng, khả năng phục hồi vô cùng thấp, phương pháp chữa trị mang lại hiệu quả nhất, duy trì sự sống lâu dài cho người bệnh đó là cấy tế bào gốc hoặc phẫu thuật ghép gan.  Tuy nhiên những phương pháp này có chi phí điều trị rất đắt và đặc biệt với phương pháp ghép gan không phải lúc nào cũng có sẵn gan phù hợp để cấy ghép cho người bệnh.

Trên đây là những thông tin chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc về phân độ xơ gan và cách điều trị cho từng giai đoạn. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích với bạn đọc. Để tham khảo thêm các thông tin về bệnh xơ gan mời bạn đọc truy cập trực tiếp vào website của chúng tôi.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 

Sample text

Sample Text

Sample Text

 
Blogger Templates