Pages

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2018

Bệnh sỏi thận - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sỏi thận được hình thành khi có tạo “khối” của các thành phần trong nước tiểu (gồm có canxi và axit uric...).

Thông thường, sỏi thận hình thành ở giữa quả thận, tại vị trí mà nước tiểu ứ đọng trước khi tới niệu đạo, từ đây sẽ dẫn tới bàng quang.



Những viên sỏi thận nhỏ có thể tự đào thải ra ngoài cơ thể theo đường nước tiểu và bạn hiếm khi quan sát thấy chúng.

Tuy nhiên, những viên sỏi có kích cỡ lớn, thì đó thực sự là “vấn đề” rắc rối. Chúng sẽ làm căng niệu đạo bởi “ mục đích” của chúng di chuyển xuống bàng quang. Từ đó bạn sẽ phải chịu đựng những cơn đau quặn, thắt. Kèm theo hiện tượng bí đái, hay đi tiểu mót.

Nguyên nhân gây sỏi thận


Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh sỏi thận, trong số đó có những nguyên nhân phổ biến lại chính là những thói quen xấu mà hàng ngày nhiều người mắc phải. Sau đây là một số nguyên nhân gây sỏi thận thường gặp:

Ngồi quá nhiều

Ngồi nhiều là một trong những nguyên nhân góp phần làm gia tăng nguy cơ gây bệnh sỏi thận
Ngồi là tư thế thụ động khiến cơ thể kém hấp thụ canxi. 

Ngồi nhiều là một trong những nguyên nhân gây sỏi thận
Bởi vậy, lượng canxi bài tiết vào nước tiểu cũng nhiều hơn và lắng đọng thành sỏi. Đáng lo rằng, ngồi lại là tư thế mà nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên và nhiều người khác phải thực hiện thường xuyên.

Lười vận động

Thói quen lười vận động cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh sỏi thận. Tương tự như nguyên nhân ngồi quá nhiều, lười vận động cũng khiến cơ thểm kém hấp thụ canxi, dễ gây bệnh sỏi thận hoặc viêm đường tiết niệu. Cùng với đó, thành bụng cơ thể lỏng lẻo, gây ra sa nội tạng, chèn ép ống mật, làm cho dịch mật không bài tiết được sẽ tích tụ dẫn tới bệnh sỏi thận.

Uống ít nước

Mặc dù hiểu rõ tầm quan trọng của nước, nhưng không phải ai cũng chú ý uống nước đầy đủ và đều đặn. Công việc, cuộc sống bận rộn khiến nhiều người quên mất việc cung cấp 2 lít nước mỗi ngày cho cơ thể. 

Uống ít nước có thể khiến bạn mắc bệnh sỏi thận
Các chuyên gia cho rằng, uống ít nước sẽ khiến hệ tiết niệu ít việc, lượng nước tiểu lưu trữ, trở nên đậm đặc, chất đọng lại tăng lên, như thế dễ hình thành nên sỏi thận và sỏi đường tiết niệu. 

Do đó, bạn hãy uống đủ 2 lít nước mỗi ngày ngay cả khi không khát và tốt nhất là nên uống nước lọc. Điều này giúp làm tăng lượng bài tiết nước tiểu, làm loãng nước tiểu cũng như giảm thấp nồng độ tinh thể trong nước tiểu, giúp phòng chống sỏi thận và làm cho sỏi bài tiết ra ngoài.

Ăn hàng

Vì bận rộn hoặc do sống một  mình, ngại nấu nướng, nhiều người có thói quen ăn trưa, ăn tối bên ngoài. Phương án này tiết kiệm rất nhiều thời gian so với tự nấu ăn ở nhà. Tuy nhiên, thức ăn ngoài tiệm thường dùng nhiều dầu mỡ cũ, chiên lại nhiều lần và khó đảm bảo an toàn vệ sinh. Cholesterol xấu trong thức ăn là thủ phạm dẫn tới bệnh sỏi thận.

Nhịn tiểu

Nhịn tiểu lâu làm nước tiểu bị kiềm hóa, trở thành môi trường cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, đồng thời dễ hình thành sỏi thận.

Chế độ ăn uống không hợp lý

Chế độ ăn uống thiếu cân bằng giữa các chất có thể gây ảnh hưởng đến việc bài tiết và là nguyên nhân gây sỏi thận. 

Những người mắc bệnh sỏi thận thường có khẩu phần ăn quá nhiều thịt cá, dầu mỡ, chất béo nhưng lại ít rau xanh khiến hàm lượng cholesterol trong dịch mật tăng cao, lâu ngày hình thành sỏi. Bên cạnh đó, ăn thức ăn quá mặn có thể gây áp lực và tổn thương cho thận, chức năng gan thận yếu dần và hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến sỏi thận.

Nhiễm trùng đường sinh dục

Những căn bệnh nhiễm trùng đường sinh dục cũng gây ảnh hưởng đến sự bài tiết nước tiểu và là nguyên nhân hình thành nên bệnh sỏi thận. 

Khi bộ phận sinh dục không được vệ sinh sạch sẽ có thể tạo điều kiện để các vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm đường sinh dục, tiết niệu, tạo mủ và lắng đọng các chất bài tiết. Tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ hình thành sỏi thận, sỏi tiết niệu.

Ngoài ra, tuy hiếm gặp nhưng trường hợp bàng quang xuất hiện dị vật cũng có thể lắng đọng và hình thành sỏi.

Biểu hiện sỏi thận rõ nhận biết

Khi các chất khoáng trong nước tiểu lắng lại lâu ngày sẽ tạo thành sỏi ở thận. Nếu bạn mắc một hay thậm chí là nhiều hơn những dấu hiệu dưới đây, có khả năng bạn đã bị sỏi thận.

Tiểu nhiều, tiểu buốt

Một trong những dấu hiệu sớm và thường gặp nhất ở những người bị sỏi thận là đi tiểu nhiều dù lượng nước bạn uống vào không thay đổi. Việc đi tiểu buốt là do các viên sỏi đã di chuyển từ bàng quang ra niệu đạo.

Đau mạn sườn, đau lưng

Các bệnh nhân sỏi thận thường có chung triệu chứng đau ở mạn sườn và đau lưng, ngay dưới xương sườn, nơi có thận. 

Khi bệnh phát triển, các cơn đau có thể di chuyển từ vùng bụng dưới xuống vùng háng và vùng dưới lưng. Người bệnh có thể sẽ trải qua những cơn đau khi thì nhẹ, lúc thì đau nhói. Đàn ông bị sỏi thận còn có thể đau ở bìu và tinh hoàn.

Nước tiểu hồng

Bệnh sỏi thận khiến nước tiểu của bạn thay đổi màu sắc sang hồng, đỏ và tối sẫm. Khi các hạt sỏi lớn dần và làm tắc niệu đạo, nước tiểu của bạn sẽ pha một chút máu.

Buồn nôn và nôn

Buồn nôn và nôn cũng là hiện tượng thường gặp ở người bị sỏi thận. Bạn có thể nôn do những cơn đau quá sức bởi sỏi thận, hoặc nôn vì đây là cách duy nhất tống chất độc ra khỏi cơ thể khi thận đã không còn tác dụng bài tiết chất cặn bã.

Nước tiểu hôi

Nước tiểu của bệnh nhân sỏi thận thường đục và có mùi hôi, hăng do có chứa nhiều chất độc và hóa chất.

Đau khi ngồi lâu

Khi sỏi thận phát triển thành những viên to, bệnh nhân khó có thể ngồi hay nằm ở một tư thế nhất định trong thời gian dài. Áp lực lên các khu vực bị ảnh hưởng bởi sỏi thận khiến sỏi cọ xát vào nhiều cơ quan nội tạng, làm bệnh nhân đau hơn.

Sốt

Sỏi thận dễ khiến bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu, và điều này khiến họ sốt và gai người.

Sưng

Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân sỏi thận có thể sưng thận. Bạn có thể nhận thấy vùng bụng chứa thận, khu vực bụng xung quanh và háng bị sưng.

Cách điều trị sỏi thận

Điều trị ngoại khoa

Với những sỏi có kích thước lớn hoặc đã có biến chứng thì thường áp dụng các biện pháp như: tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, phẫu thuật lấy sỏi…

Tán sỏi ngoài cơ thể: 

Máy tán sỏi phát ra tia laser hoặc sóng xung kích, phá bề mặt sỏi, đập vụn sỏi ra và đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Bệnh nhân hầu như không đau đớn. Phương pháp này áp dụng với bệnh nhân có sỏi khoảng dưới 3cm.

Vị trí: Sỏi bể thận hoặc nhóm đài trên, nếu nhóm đài dưới cổ đài phải rộng. Sỏi 1/3 trên niệu quản

Tán sỏi nội soi ngược dòng: Dùng ống soi niệu quản đi từ niệu đạo, lên bàng quang và lên niệu quản tiếp cận trực tiếp viên sỏi, dùng nguồn năng lượng bằng laser hoặc khí nén để phá vụn sỏi, bơm rửa lấy hết sỏi.

Tán sỏi 1/3 giữa và 1/3 dưới niệu quản đối với nam giới, ở nữ giới có thể tán sỏi cao hơn lên ngang đốt sống L3, L4. Tán sỏi bằng laser đang được thực hiện ở những nước phát triển trên thế giới, tốt hơn so với tán sỏi bằng khí nén và siêu âm. Laser có thể tán được mọi loại sỏi, kích thước nhỏ hơn 2cm, nếu có polyp bao quanh sỏi có dùng laser để đốt polyp và sau đó tán sỏi.

Lấy sỏi thận qua da: 

Tạo đường hầm vào thận và đưa ống nội soi đường kính 10mm – 15mm vào tiếp cận sỏi. Phá vỡ sỏi bằng laser hoặc khí nén hoặc siêu âm phá vỡ sỏi và lấy sỏi ra ngoài. Chỉ định cho sỏi bể thận, sỏi có kích thước lớn, sỏi san hô, sỏi cứng, sỏi nhóm đài dưới.

Phẫu thuật nội soi lấy sỏi:

Chỉ định cho những sỏi bể thận, sỏi 1/3 trên niệu quản, những sỏi lớn, mật độ chắc.

Phẫu thuật mổ mở: 

Hiện nay có chỉ định ít hơn do nhiều tai biến, thời gian hồi phục lâu. Áp dụng cho những sỏi thận, niệu quản kích thước lớn, chức năng thận kém.

Phẫu thuật bằng robot: 

Thực hiện ở những nước phát triển, chỉ định cho những sỏi thận lớn, rút ngắn thời gian nằm viện, chi phí rất cao.

Điều trị nội khoa

Với những loại sỏi vừa hoặc chưa có biến chứng thì việc dùng các thuốc uống giúp tan sỏi sẽ thích hợp hơn bởi tính an toàn, tiện dụng, không đau đớn.

Dùng thuốc Đông y như kim tiền thảo, bông mã đề, chuốt hột (sắc nước uống), kết hợp uống nhiều nước, vận động.

Ngoài ra chữa sỏi thận bằng trái sung là một cách trong đông y vô cùng hiệu quả mà không gây tác dụng phụ

Dùng thuốc giãn cơ trơn, giảm đau nếu cần.

Bệnh nhân cần được theo dõi bằng siêu âm, nếu sau 1- 2 tháng kích thước sỏi không giảm cần chuyển phương pháp điều trị.

Nói chung, với nhiều phương pháp như hiện nay thì việc điều trị sỏi thận không còn khó khăn nhưng hầu hết các phương pháp này chỉ mới điều trị hết sỏi chứ chưa ngăn ngừa tái phát nên bệnh nhân thường phải điều trị nhiều lần gây tâm lý mệt mỏi, lo lắng. Để điều trị tận gốc bệnh sỏi thận, tránh tái phát, người bệnh cần phải kiểm soát được lượng khoáng chất phát triển trong nước tiểu không được tăng quá mức. Điều này thì các phương pháp như: phẫu thuật, tán sỏi… chưa làm được.

Sỏi thận, sỏi tiết niệu nếu phát hiện sớm, chọn đúng phương pháp điều trị hết sỏi, không ảnh hưởng đến chức năng của thận, hạn chế tái phát. Nếu không, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, nặng nề như: tăng huyết áp, viêm thận bể thận mạn, ứ mủ thận, suy thận cấp và đặc biệt, suy thận giai đoạn cuối phải điều trị thay thế thận.

Lời khuyên của bác sĩ với bệnh nhân mắc sỏi thận

Uống nhiều nước 

Uống nhiều nước trong ngày và vào ban đêm trước khi đi ngủ để cơ thể của bạn vẫn giữ đủ nước trong cả 24 giờ. 

Uống nước là cách đơn giản nhất để bù lại lượng nước bị hao hụt khỏi cơ thể (thông qua nước tiểu, mồ hôi). Cơ thể đủ nước cũng sẽ giúp thận và gan lọc những chất độc tốt hơn, giảm thiểu tình trạng tích tụ chất độc trong gan, thận dẫn đến sỏi. 

Tuy nhiên, uống quá nhiều nước cũng không tốt vì nó có thể gây ra tình trạng thừa nước và phù các tế bào trong cơ thể. 

Uống nước chanh 

Sỏi thận được hình thành khi các thành phần của nước tiểu là chất lỏng, a xít… bị mất cân bằng. Nghĩa là lúc này hàm lượng các chất như oxalat, can xi và a xít uric trong nước tiểu rất nhiều. Bình thường, các chất này có thể được hòa tan bởi các chất lỏng hoặc chất citrate. 

Khi không được hòa tan, chúng sẽ kết hợp với nhau tạo thành sỏi ở thận. 

Cắt giảm các sản phẩm chứa nhiều oxalat 

Oxalat là loại axit có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận oxalat canxi. Soda, trà đá, sô cô la, cây đại hoàng, dâu tây và các loại hạt là những loại thực phẩm chứa nhiều oxalat. 

Cắt giảm các loại thực phẩm này chính là cách đơn giản để phòng bệnh sỏi thận. Cắt giảm các sản phẩm chứa nhiều oxalat 

Giảm lượng muối ăn hằng ngày 

Việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu, nhờ đó cũng có thể giảm nguy cơ bị sỏi thận. 

Cắt giảm lượng caffeine 

Nên tránh tiêu thụ quá nhiều các loại đồ ăn, thức uống chứa caffeine như cà phê, trà, thuốc lá vì chúng chính là nguyên nhân khiến cơ thể bạn bị mất nước ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình vẫn bổ sung nước đầy đủ. Mất nước chính là nguyên nhân chủ chốt dẫn đến bệnh sỏi thận. 

Kiểm soát việc tiêu thụ các chất đạm động vật, bao gồm thịt, trứng và cá 

Những thực phẩm này chứa nhiều purin, đó là những chất tự nhiên chuyển hóa hoặc phân hủy thành axit uric trong nước tiểu và góp phần hình thành sỏi thận. Hạn chế ăn các thực phẩm thịt, trứng và cá… sẽ giảm nguy cơ hàm lượng axit uric trong nước tiểu nên cũng phòng được bệnh sỏi thận.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 

Sample text

Sample Text

Sample Text

 
Blogger Templates