Pages

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2018

Xơ gan là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Xơ gan là gi? Nguyên nhân và cách điều trị xơ gan như nào? Xơ gan là giai đoạn cuối của bệnh gan mãn tính, khi các tế bào gạn bị xơ hóa thành các mô xơ và chức năng gan bị suy giảm.

Bệnh xơ gan là gì?

Gan là cơ quan lớn thứ 2 trong cơ thể có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và thực hiện chức năng lưu trữ glycogen, tổng hợp protein, huyết tương và có tác dụng thải độc. Tất cả lượng máu từ dạ dày và ruột muốn đi tới các bộ phận khác trong cơ thể đều phải đi qua gan trước. Do đó, gan có chức năng cực kỳ quan trọng trong cơ thể.


Cuộc sống ngày càng phát triển, kéo theo việc con người phải tiếp xúc với nhiều chất độc hại, thói quen uống nhiều bia rượu khiến gan bị tổn thương. Gan bị tổn thương sẽ dễ bị các virus viêm gan B, virus viêm gan C tấn công, xâm nhập và gây hại và hủy hoại tế bào gan gây xơ gan.

Xơ gan là giai đoạn cuối của bệnh gan mãn tính khiến gan mất dần chức năng khiến các chất độc hại bị tích tụ trong cơ thể làm ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của cơ thể. Ngoài ra, khi bị xơ gan, các mô, các tế bào gan bị thay thế bằng các tế bào mô xơ hóa khiến cho chức năng gan bị suy giảm.



Khi chức năng gan bị suy giảm nó sẽ khiến những tế bào gan khỏe mạnh còn lại phải làm việc quá sức dẫn đến suy yếu. Do đó quá trình xơ gan diễn ra nhanh chóng. Khi chức năng gan bị suy yếu, người bệnh sẽ không thể hấp thụ được các khoáng chất, vitamin khiến cơ thế bị suy nhược, mệt mỏi.

Nguyên nhân gây xơ gan là gì?

Xơ  gan do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Tuy nhiên, dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến xơ gan:

Viêm gan virus

Đây được coi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xơ gan. Theo thống kê, khoảng 20% người bị viêm gan virus bị biến chứng thành xơ gan.

Sử dụng nhiều bia rượu

Uống nhiều bia rượu và các chất có cồn là nguyên nhân thứ hai chỉ sau viêm gan virus dẫn đến xơ gan. Theo thống kê,  tại Việt Nam, khoảng 71,7% nam giới bị xơ gan do uống quá nhiều rượu bia.

Gan nhiễm mỡ

Xơ gan do gan nhiễm mỡ khi tình trạng mỡ bị tích tụ quá nhiều tại gan khiến chức năng gan bị suy giảm gây nên viêm gan và tạo thành các mô sẹo gây xơ gan.

Xơ gan do ứ mật

Mật bị ứ đọng trong gan do viêm và tắc đường mật ở cả trong và ngoài gan sẽ làm ảnh hưởng và tổn thương đến các tế bào gan từ đó dẫn đến xơ gan.

Xơ gan do nhiễm độc

Khi tiếp xúc với các hóa chất như DDT, urethane, phosphor, tetraclorocarbon… và các loại thuốc như: isoniazid, rifamid, methotrexate, phenylbutazon…, người bệnh sẽ dễ bị nhiễm độc gan, từ đó gây xơ gan.
Ngoài ra, xơ gan còn do một số nguyên nhân khác như: Ký sinh trùng sán lá gan, do xung huyết, …

Triệu chứng của xơ gan là gì?

Ở giai đoạn đầu, xơ gan không có triệu chứng lâm sàng cụ thể. Người bệnh chỉ cảm thấy một số dấu hiệu như:
Ăn không ngon miệng, chán ăn: tình trạng này kéo dài dẫn tới việc sút cân, cơ thể gầy đi nhanh chóng
Đau tức vùng bụng, đầy bụng, buồn nôn
Ngứa chân tay và lưng.

Mệt mỏi.

Khi bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn, chức năng gan bị suy giảm hẳn, người bệnh sẽ cảm thấy một số triệu chứng rõ ràng hơn:

Đau mạn sườn phải: Tình trạng đau xuất hiện nhiều lần trong ngày, cơn đau thường không kéo dài.

Vàng da 

Sưng chân  và bụng:  Ở giai đoạn này, gan bị tổn thương nặng nề, cơ thể bắt đầu giữ muối và nước khiến các chất này bị tích tụ tại bàn chân và mắt cá chân gây sưng, phù.
Chảy máu chân răng, chảy máu cam.

Biến chứng của xơ gan

Bệnh xơ gan nếu không phát hiện sớm và chữa trị đúng cách bệnh có thể phát triển thành xơ gan cổ trướng. Lúc này mức độ tổn thương của gan khá nặng,  khả năng trao đổi chất mất dần, dịch xuất hiện trong ổ bụng chèn ép lên phủ tạng khiến cấu trúc các tế bào gan bị thay đổi dẫn đến chứng xơ gan.

Chức năng gan suy giảm sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa,bài tiết và chức năng lọc máu của gan, khả năng miễn dịch của người bệnh suy giảm khiến người bệnh dễ mắc phải một số bệnh lý về đường ruột, hô hấp, tiết niệu có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Cách điều trị bệnh xơ gan

Ngay sau khi phát hiện những triệu chứng xơ gan, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh cần có chế độ chăm sóc, chế độ ăn uống khoa học để có thể ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh gây ra. Người bệnh cần chú ý:

Chế độ sinh hoạt

Thường xuyên tập thể dục, tập luyện một số bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga… để tăng cường sức khỏe.
Tránh căng thẳng, stress
Không nên làm việc quá sức, dành thời gian nghỉ ngơi.

Chế độ ăn uống

Bổ sung thực phẩm giàu kali, rau xanh và trái cây trong chế độ ăn hàng ngày
Ăn thành nhiều bữa trong ngày
Tích cực sử dụng các thực phẩm giàu đạm như: đậu hà lan, đỗ đen, đậu đỏ
Không uống rượu bia, hút thuốc.
Hạn chế sử dụng thực phẩm đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ
Ăn nhạt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 

Sample text

Sample Text

Sample Text

 
Blogger Templates