Pages

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2018

Làm thế nào để điều trị thiếu máu trong suy thận mạn?

Thiếu máu trong suy thận mạn là triệu chứng mà bất kỳ bệnh nhân suy thận mạn nào cũng gặp phải. Vậy làm sao để khắc phục tình trạng này?

Vì sao lại bị thiếu máu trong suy thận mạn? 

Thiếu máu là tình trạng rất dễ gặp ở các bệnh nhân bị suy thận mạn, nhất là những người bệnh trong giai đoạn cuối tình trạng thiếu máu lại càng trầm trọng. Vậy vì sao khi bị suy thận mạn lại dẫn đến thiếu máu?

Khi mắc bệnh thận mạn tính, số lượng các nephron chức năng nguyên vẹn giảm dần từ đó dẫn đến những hệ quả sau:



- Giảm chức năng ngoại tiết của thận. Nồng độ Creatinin, Urê, Acid uric và các sản phẩm của quá trình dị hóa protein trong máu tăng. Đây chính là các yếu tố khiến  cho đời sống hồng cầu giảm, tan huyết.

- Làm suy giảm chức năng nội tiết của thận: Những tế bào quanh ống thận sản xuất erythropoietin (hay EPO) giảm.

 - Thiếu sắt, các vitamin, acid folic,  protein - những nguyên liệu góp phần cấu tạo hồng cầu do cung cấp không đủ hoặc cơ thể kém hấp thu do bệnh về đường tiêu hóa.

Bạn đọc khám phá thêm:


Hậu quả khi bị thiếu máu trong suy thận mạn

Khi bị thiếu máu trong suy thận mạn, sự vận chuyển oxygen đến các mô, đặc biệt là cơ tim bị giảm sút khiến cho tim mạch thêm gánh nặng: tim nhịp nhanh, huyết áp tăng cao, suy tim, đột quỵ tim. Ngoài ra, tình trạng thiếu máu sẽ làm cho bệnh suy thận ngày càng thêm nặng, nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh.

Do đó nếu việc điều trị thiếu máu trong suy thận hiệu quả sẽ giảm tỉ lệ tử vong ở người bệnh,  tăng tỉ lệ sống đồng thời làm giảm các biến chứng tim mạch, làm chậm sự phát triển của suy thận mạn.

Cách điều trị thiếu máu do suy thận mạn 

Muốn điều trị thiếu máu trong suy thận mạn đạt hiệu quả cao nhất cần phải căn cứ vào mức độ suy thận và tình trạng thiếu máu của người bệnh để từ đó lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp. Điển hình đó là phương pháp điều trị thiếu máu bằng cách bổ sung thuốc chứa sắt cho cơ thể trong đó có 2 cách:

Sắt dùng theo đường uống: thường dùng sắt hóa trị 2 có thêm Acid Folic hoặc Vitamin C dưới dạng dung dịch, viên hoặc gói.  Có thể kể đến như: Fe-Folic, Ferrovit, Feryfol, Ferimax, Ferrograd, Fumafer-B9, Tardyferon-B9. Các loại thuốc này có tác dụng điều trị suy thận ở giai đoạn suy thận nhẹ và vừa.
Thuốc chứa sắt dùng theo đường tĩnh mạch:  Thường là sắt - Dextran, sắt - Sucrose, sắt - Gluconat. Trong đó sắt - Sucrose (Ferrioxidum Saccharafum) được sử dụng phổ biến hiện nay  vì tính hiệu quả cao và ít tác dụng phụ.


Từ năm 1983, nhờ  tái tạo gen, y học đã có một bước tiến mới khi sản xuất ra được Erythropoietin giống với Erythropoietin tự nhiên của con người và gọi là  rHuEPO - Erythropoietin người tái tổ hợp . Đây thực sự là một cột mốc lớn trong việc điều trị thiếu máu trong suy thận mạn,  phương pháp điều trị thay thế Erythropoietin nội sinh bằng Erythropoiesis – Stimulating Agents – ESAs được khởi xướng và ngày càng phát triển.

Hiện tại có 3 nhóm ESA để điều trị thiếu máu do suy thận mạn bao gồm:

- ESA tác dụng ngắn: EPO Alpha (Epogen, Eprex, Epokin), EPO Bêta (Neorecormon). Tần suất tiêm 2 - 3 lần/tuần.
- ESA tác dụng trung bình: Darbepoetin Alpha - Aranesp, tiêm 2 tuần 1 lần.
- ESA tác dụng dài: Mircera. Tiêm 4 tuần 1 lần

Một số khuyến cáo khi chữa thiếu máu do suy thận mạn

- Nên điều trị sớm khi Hemoglobin máu dưới 10g/dl.
- Không tự mình dùng thuốc, cần có chỉ định cụ thể từ y bác sĩ
- Cung cấp đủ sắt, Vitamin, Folate cho cơ thể
- Bổ sung các thực phẩm bổ máu trong khẩu phần ăn hàng ngày
- Trường hợp thiếu máu nặng cần truyền khối hồng cầu hoặc máu toàn phần.

Bạn đọc xem thêm: Video cảm động về bệnh suy thận mạn





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 

Sample text

Sample Text

Sample Text

 
Blogger Templates