Pages

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

Phương pháp tán sỏi thận ngoài cơ thể có tốt không?

Phương pháp tán sỏi thận ngoài cơ thể là một phương pháp điều trị tiên tiến, hiện đại. Vậy ưu nhược điểm của phương pháp này như thế nào? Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhé.

1/ Phương pháp tán sỏi thận ngoài cơ thể được thực hiện như thế nào?

Nguyên lý thực hiện của phương pháp tán sỏi thận ngoài cơ thể là sử dụng năng lượng sóng xung kích để phá vỡ sỏi thành những mảnh nhỏ, dễ đào thải ra ngoài.

Đầu tiên, cần xác định vị trí của viên sỏi. Vị trí của sỏi được xác định qua siêu âm hoặc chụp X-quang.

Sau đó, sóng xung kích sẽ được đưa qua da bệnh nhân để tiếp xúc trực tiếp với sỏi mà không gây ta tác hại gì cho cơ thể.

Tán sỏi nội soi được dùng ngày nay
Song xung kích sẽ gây áp lực lên bề mặt sỏi và tán nhỏ sỏi. Các mảnh vỡ vụn của sỏi sẽ được đưa ra ngoài một cách tự nhiên qua đường tiết niệu. Sau khoảng 7 – 15 ngày, các mảnh vụn sỏi này sẽ được đào thải hết.

Sau khi điều trị, bệnh nhân có thể nằm viện 2 – 4 ngày để theo dõi hoặc có thể xuất viện luôn nếu muốn.

2/ Khi nào thì chỉ định tán sỏi thận ngoài cơ thể?

Phương pháp tán sỏi thận ngoài cơ thể thường được chỉ định trong điều trị các viên sỏi có kích thước từ 0,5cm đến 2cm, mật độ có từ 1 – 2 viên sỏi.

Đối với sỏi có kích thước lớn hơn, khoảng 4 – 5cm vẫn có thể tán ngoài cơ thể nhưng sỏi sẽ khó tán, cần tán nhiều lần, các mảnh sỏi có thể không được đào thải hết, dễ gây tái phát bệnh, làm tổn thương các tế bào nhu mô thận, có thể xảy ra tình trạng tắc niệu quản và một số tái biến khác.

Tán sỏi tại bệnh viện
Vì sóng xung kích truyền tốt nhất trong môi trường nước nên phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể thường được chỉ định để điều trị các viên sỏi ở bể thận. Phương pháp này cũng dùng để tán các viên sỏi ở niệu quản phía trên và đài thận.

3/ Chống chỉ định tán sỏi thận ngoài cơ thể trong những trường hợp nào?

Có một số trường hợp không thể dùng phương pháp tán thận sỏi ngoài cơ thể để điều trị, đó là:
Sỏi quá cứng: những loại sỏi cứng như sỏi cystin rất khó tán và thường sẽ không tán hết.
Sỏi quá mềm: sỏi mềm như sỏi calculmus cũng rất khó tán và sau khi tán chúng sẽ dính lại với nhau.
Sỏi nhiễm trùng: khi tán sỏi struvide sẽ phát tán các vi khuẩn trong loại sỏi này, gây nhiễm trùng niệu.

  • Mật độ sỏi dày (có từ 3 viên sỏi trở lên)
  • Phụ nữ đang mang thai không nên tán sỏi ngoài cơ thể
  • Bệnh nhân nhiễm trùng đường tiết niệu nghiêm trọng
  • Bệnh nhân bị nhiễm trùng máu
  • Bệnh nhân mắc các rối loạn đông máu
  • Bệnh nhân bị tắc nghẽn đường tiết niệu phía dưới viên sỏi
  • Bệnh nhân bị suy gan hoặc suy thận nặng

4/ Ưu và nhược điểm của phương pháp

Phương pháp tán sỏi thận ngoài cơ thể không gây ra 1 vết rạch nào trên cơ thể người bệnh. Vậy nên có thể hạn chế được rất nhiều tai biến và biến chứng so với phương pháp mổ lấy sỏi.
Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể cần thời gian điều trị ngắn, không gây đau, bệnh nhân nhanh hồi phục, công tác chăm sóc hậu phẫu rất đơn giản . Vì vậy tiết kiệm được thời gian và chi phí cho bệnh nhân.

Chi phí để điều trị tán sỏi ngoài cơ thể chỉ dao động từ 2 – 5 triệu VNĐ, rẻ hơn các phương pháp tán sỏi khác như tán sỏi ngoài da hay tán sỏi nội soi ngược dòng.

Phương pháp này ít xâm lấn, ít gây ra các tai biến sau điều trị cho người bệnh.
Tuy nhiên, phương pháp vẫn có thể gây ra một số biến chứng sau phẫu thuật như chảy máu, nhiễm trùng, sỏi không được đào thải hết đặc biệt là khi tán các viên sỏi có kích thước lớn.

Hi vọng những chia sẻ trên đây đã giúp các bạn hiểu rõ về phương pháp tán sỏi thận ngoài cơ thể và giúp ích được quá trình điều trị bệnh của các bạn.

Bạn xem thêm: Cách trị sỏi thận trong dân gian thường dùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 

Sample text

Sample Text

Sample Text

 
Blogger Templates