Cách nhận biết bệnh sỏi thận đơn giản
Bệnh sỏi thận là căn bệnh không còn xa lạ với nhiều người. Bệnh này có tỉ lệ người mắc ngày càng cao, với độ tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ.Sỏi thận là căn bệnh do các khoáng chất có trong nước tiểu như muối oxalate, canxi, axit uric không được hòa tan mà tích tụ tạo thành kết tủa gây sỏi ở thận. Bệnh sỏi thận thường được biểu hiện ở những đặc điểm sau:
Đau
Đau là triệu chứng nhận biết bệnh sỏi thận đầu tiên. Cơn đau bắt nguồn từ thắt lưng sau đó lan xuống hông rồi lan xuống đùi, ở một số người, các cơn đau có thể kéo dài và lan xuống bộ phận sinh dục. Tùy thuộc vào vị trí, số lượng và kích thước sỏi, các sơn đau có thể dữ dội hoặc âm ỉ.Đỏ đau khi bị sỏi thận |
Những cơn đau sỏi thận thường kéo dài từ 20-60 phút, thậm chí có thể kéo dài đến vài giờ.
Tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu
Người bị sỏi thận thường xuất hiện tình trạng đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt. Sỏi di chuyển từ bàng quang ra niệu đạo sẽ khiến người bệnh bị tiểu buốt, tiểu ra máu. Nước tiểu có màu hồng hoặc màu sẫm người bệnh có thể quan sát bằng mắt thường.Buồn tiểu nhiều lần liên tiếp |
Buồn nôn, nôn mửa
Buồn nôn và nôn mửa là hiện tượng đi kèm cùng các cơn đau sỏi thận. Khi phải chịu đựng các cơn đau, người bệnh có thể bị nôn bởi đây là cách duy nhất giúp loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể khi thận bị mất chức năng bài tiết.Buồn nôn do sỏi thận |
Sốt cao
Sốt cao cũng là một trong những dấu hiệu đi kèm các cơn đau giúp nhận biết bị sỏi thận. Những cơn đau dữ dội kèm theo là tình trạng sốt cao, rét run là dấu hiệu của viêm thận - bể thận cấp.Đau khi ngồi lâu
Người bị sỏi thận sẽ cảm thấy đau khi ngồi yên, đứng yên một chỗ quá lâu. Sỏi thận có kích thước lớn sẽ gây áp lực lên các khu vực xung quanh đồng thời khiến chúng cọ xát vào nhiều cơ quan nội tạng khác khiến người bệnh cảm thấy đau.Cách điều trị bệnh sỏi thận
Để điều trị bệnh sỏi thận, người bệnh có thể áp dụng nhiều phương pháp như: sử dụng bài thuốc dân gian, sử dụng phương pháp phẫu thuật mổ nội soi hoặc tán sỏi qua da. Những biện pháp trên mang lại tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Tùy thuộc vào vị trị và kích thước sỏi người bệnh có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.Với những sỏi có kích thước nhỏ, người bệnh có thể tự điều trị bằng cách uống nhiều nước hoặc thuốc lợi tiểu sẽ giúp đẩy sỏi ra ngoài cơ thể thông qua đường nước tiểu hiệu quả.
Với những người bị sỏi có kích thước lớn, người bệnh nên đến bệnh viện để nhận được sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tùy thuộc vào vị trí, kích thước người bệnh có thể áp dụng phương pháp tán sỏi qua da hoặc phẫu thuật mổ nội soi.
Ngoài ra, để điều trị bệnh sỏi thận, người bệnh có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian cũng mang lại hiệu quả bất ngờ. Một số cây thuốc nam thường được sử dụng để chữa bệnh đó là: cây kim tiền thảo, cây mã đề, râu ngô, quả chuối hột, quả đu đủ xanh, cây rau ngổ, ngò gai…
Cách phòng tránh bệnh sỏi thận
Để ngăn ngừa và phòng chống bệnh sỏi thận tái phát, người bệnh cần có chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt khoa học hợp lý. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát.Dưới đây là một số cách giúp phòng bệnh sỏi thận hiệu quả:
- Uống nhiều nước, mỗi ngày uống từ 2-3 lít nước, chia đều trong các khoảng thời gian trong ngày.
- Bổ sung đầy đủ lượng canxi cho cơ thể bằng cách uống sữa tươi, ăn các thực phẩm chế biến từ sữa như phô mai, sữa chua…
- Ăn nhạt, hạn chế ăn muối để không gây hại cho thận.
- Tích cực ăn các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau xanh, hoa quả vừa tốt cho hệ tiêu hóa, vừa làm giảm nguy cơ mắc sỏi thận.
- Hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều protein như: thịt gà, thịt trâu, thịt bò, các thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chứa chất kích thích…
Ngoài ra, người bệnh nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe để có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Bạn đọc có thể quan tâm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét